ClockChủ Nhật, 30/04/2023 06:00
Đảm bảo an ninh trật tự sau giải phóng

Đảm bảo an ninh trật tự sau giải phóng

TTH - Sau ngày quê hương, đất nước được giải phóng năm 1975, một trong những nhiệm vụ cấp bách của các lực lượng và đội ngũ cán bộ, đảng viên lúc bấy giờ là đảm bảo an ninh trật tự, góp phần giải quyết những yêu cầu mới.

Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mùa xuân toàn thắng 1975Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” là thắng lợi của đường lối chiến tranh nhân dân

leftcenterrightdel
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Thị Lài 

Thời gian đã lùi xa, nhưng trong ký ức của những người đã từng trực tiếp thực hiện “sứ mệnh” cao cả đó khó có thể nào quên. Vui vì quê hương, đất nước được thống nhất bao nhiêu thì họ phải đối mặt với những khó khăn bấy nhiêu. Trong từng câu chuyện, sau những ngày quê hương, đất nước được giải phóng, nhiều vấn đề cấp bách cần phải được giải quyết.

Nhiệm vụ này không phải đến khi đất nước hoàn toàn giải phóng mới đặt ra, mà đã chuẩn bị từ trước. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND) Nguyễn Thị Lài nhớ lại, trên cơ sở đánh giá đúng về thực lực của mình và dự kiến tình hình địch, tháng 1/1974, Ty An ninh Thừa Thiên Huế đã vạch ra kế hoạch, đề ra nhiệm vụ công tác an ninh. Đó là, xây dựng hệ thống tổ chức an ninh ở cơ sở.

Ở vùng giải phóng, Ty An ninh đã triển khai các phong trào bảo vệ trị an, phòng, chống gián điệp, biệt kích. Ty đã tổ chức cho người dân học tập các chính sách của Đảng, nhiệm vụ của vùng căn cứ giải phóng; nâng cao cảnh giác chống âm mưu hoạt động gián điệp, biệt kích, chống chiến tranh tâm lý của địch; giữ gìn bí mật bảo vệ cơ quan, kho tàng, giao thông vận tải.

“Để sớm ổn định tình hình, sau ngày quê hương giải phóng, Bộ Công an đã chi viện thêm cho Ban An ninh TP. Huế 70 cán bộ, thành lập bộ máy có đầy đủ ban chỉ huy và các ban tổ chức, hậu cần, nghiên cứu tổng hợp cùng các đội quản lý trị an, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát giao thông, chấp pháp, hình sự, bảo vệ nội bộ, an ninh chính trị. Thời điểm này, những người lính trinh sát vũ trang nội thành Huế được bố trí đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng”, AHLLVTND Hoàng Thức Bảo, nguyên Đội trưởng Tiểu đoàn trinh sát vũ trang nội thành Huế chia sẻ. 

leftcenterrightdel
 Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Hoàng Thức Bảo bên những tấm huân, huy chương của mình

Những năm đầu quê hương, đất nước được giải phóng, một trong những vấn đề nhức nhối là tình hình an ninh trật tự. Với vai trò nòng cốt, lực lượng An ninh Thừa Thiên Huế cùng với lực lượng cách mạng khác đã thường xuyên bám trụ địa bàn, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, loại trừ bọn tội phạm nguy hiểm, truy bắt các băng đảng cướp, trộm cắp, phá các tụ điểm tệ nạn xã hội, củng có niềm tin của Nhân dân vào chế độ mới.

“Khó khăn nhất thời điểm này là nắm chắc tình hình đối tượng ngụy quân, ngụy quyền. Cùng với các lực lượng khác, chúng tôi thực hiện nhiệm vụ tiếp quản, xây dựng cơ sở vùng mới giải phóng. Chính từ xây dựng cơ sở, tích cực vận động, nhiều đối tượng ngụy quân, ngụy quyền đã giác ngộ cách mạng quay trở lại giúp chúng tôi rất nhiều”, ông Lê Trường Giang, nguyên Trưởng ban Quân báo Tỉnh đội Thừa Thiên cho biết. 

Sau ngày quê hương được giải phóng, Thường vụ Tỉnh ủy ra chỉ thị khẩn cấp yêu cầu các huyện ủy, thành ủy phải thực hiện các nhiệm vụ cấp bách. Đó là, thành lập UBND cách mạng ở các cấp; ban hành thiết quân luật; thành lập các tổ chức vũ trang, an ninh cơ sở, thi hành các chính sách, các thông cáo của chính quyền cách mạng.

Bà Nguyễn Thị Nghệ, nguyên cán bộ phụ vận vùng giải phóng Thừa Thiên Huế trò chuyện: “Chúng tôi luôn xác định, không chỉ xây dựng chính quyền, mà còn tích cực tuyên truyền, vận động để người dân tin tưởng vào thắng lợi của quê hương, đất nước”.

Lúc này, bảo vệ Đảng, bảo vệ nội bộ, phòng, chống nội gián làm trong sạch các tổ chức, cơ quan, đoàn thể xã hội trở thành một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trong việc củng cố và tăng cường sức mạnh của hệ thống chính trị.

Giai đoạn này, do tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn, tình trạng người vượt biển trốn ra nước ngoài diễn ra hết sức phức tạp. Dưới sự lãnh, chỉ đạo của cấp trên, lực lượng An ninh Thừa Thiên Huế phối hợp với các lực lượng khác xác lập nhiều chuyên án, điều tra phát hiện các tổ chức câu móc, nhen nhóm vượt biển; tham mưu xử lý nghiêm các đối tượng chủ mưu cầm đầu tổ chức, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn bao che, bán bến bãi cho người vượt biển...

Nhiều băng cướp nổi tiếng trên địa bàn Huế, Quảng Trị trước ngày giải phóng như: “Năm lửa”, băng do tướng cướp nổi tiếng Hoàng Hà cầm đầu; băng cướp do tên Phạm Đình Nghĩa, Nguyễn Thanh Hà cùng đồng bọn gây ra hàng chục vụ cướp trên địa bàn và dùng súng bắn trả khi bị lực lượng công an truy bắt đã bị lực lượng An ninh triệt phá, bắt giữ.

Sau khi tái lập lại tỉnh Thừa Thiên Huế, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình thế giới và đất nước, Đảng ủy và Ban Giám đốc Công an tỉnh đã quán triệt cho toàn thể cán bộ, chiến sĩ tư tưởng “phải kiên quyết chống các lực lượng phản động, các mầm mống đa nguyên chính trị, đa đảng, dân chủ cực đoan ngay từ khi mới nhen nhóm”.

leftcenterrightdel
 Ông Nguyễn Trung Chính kể về những nhiệm vụ của Ty An ninh Thừa Thiên Huế năm xưa

Do vị trí và đặc điểm địa bàn, Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trọng điểm mà các thế lực thù địch đột phá trong chiến lược “diễn biến hòa bình” chống phá cách mạng Việt Nam. Chúng lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trên tất cả các lĩnh vực tôn giáo, tư tưởng, văn hóa, những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, một số mâu thuẫn trong nội bộ... để kích động, gây rối chính trị.

“Những cố gắng không mệt mỏi của Đảng bộ, chính quyền, lực lượng An ninh và Nhân dân Thừa Thiên Huế đạt được sau ngày quê hương giải phóng có ý nghĩa quan trọng và đáng tự hào, góp phần khẳng định niềm tin của Nhân dân đối với chế độ mới, được Trung ương đánh giá: “Thừa Thiên Huế là một tỉnh gặp khó khăn nhất, nhưng cũng là địa phương sớm ổn định tình hình, nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh””, ông Nguyễn Trung Chính, nguyên UVTV Tỉnh ủy, phụ trách An ninh, Bí thư Ban cán sự Đảng Ty An ninh Thừa Thiên Huế giai đoạn 3/1973 – 3/1975 khẳng định.

Sau 48 năm kể từ ngày quê hương, đất nước được giải phóng, đến nay, bộ mặt đô thị trong toàn tỉnh ngày càng đổi mới; đời sống của người dân từ thành thị đến vùng nông thôn không ngừng nâng lên. Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân trong tỉnh đã và đang nỗ lực phấn đấu để sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trong thời gian sớm nhất.

Bài, ảnh: Anh Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời
Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (26/3/1975 - 26/3/2024), chiều 25/3 tại nghĩa trang liệt sĩ huyện, Huyện ủy – HĐND – UBND – UBMTTQVN huyện Phú Vang đã tổ chức đặt vòng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ.

Dâng hương kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng quê hương
Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

Chiều 2/2, Trung tâm Phát triển Quỹ đất TP. Huế (Trung tâm) thông tin, hiện nay các ban, ngành địa phương đẩy nhanh việc bồi thường, tái định cư (TĐC) cho các gia đình để hoàn tất công tác giải phóng mặt bằng xây dựng DA cầu vượt sông Hương trước tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Khẩn trương bàn giao mặt bằng cho dự án xây dựng cầu vượt sông Hương

TIN MỚI

Return to top