ClockThứ Sáu, 14/04/2023 05:48

Dấu ấn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong mùa xuân toàn thắng 1975

TTH - Cách đây 48 năm, vào lúc 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975, lịch sử dân tộc đã in một mốc son chói lọi khi lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Kỷ niệm trọng thể 110 năm ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên GiápNgười góp phần thay đổi vận mệnh dân tộcChủ tịch nước dâng hương tưởng nhớ Đại tướng Võ Nguyên GiápTriển lãm trực tuyến 'Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Vị tướng huyền thoại'Những khoảnh khắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với người dân Bình Điền

leftcenterrightdel
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí lãnh đạo Quân ủy Trung ương theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Ảnh: Tư liệu  

Với thắng lợi to lớn ấy, không thể không nhắc đến vai trò lãnh đạo và điều hành trực tiếp của Bộ thống soái tối cao: Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Trong những ngày tháng nóng bỏng và quyết liệt ấy, Bộ thống soái đã tập trung trí tuệ, tài năng, đưa ra những quyết sách, kế hoạch chiến lược, chiến dịch, những mệnh lệnh, chỉ thị cho quân và dân cả nước nhất tề đứng lên “Tổng tấn công và nổi dậy” vào dinh lũy cuối cùng của chính quyền Sài Gòn, giành thắng lợi to lớn và rực rỡ trong mùa Xuân toàn thắng 1975.

Với vai trò là Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng  - Tổng Tư lệnh chiến dịch, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã kịp thời tham mưu, đề xuất cho Bộ Chính trị ban hành nhiều quyết sách, chỉ thị và mệnh lệnh quan trọng, kịp thời, góp phần đẩy nhanh kế hoạch giải phóng miền Nam, giành thắng lợi trọn vẹn, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta. Trong đó, phải kể đến những quyết sách mang dấu ấn của vị Tổng Tư lệnh tài ba.

Sau khi để mất Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…, địch vô cùng choáng váng, hoảng loạn và bế tắc về chiến lược, ngày 25/3/1975, Bộ Chính trị đã họp và quyết định tận dụng thời cơ, đẩy nhanh tốc độ cuộc chiến, nhằm giải phóng toàn bộ miền Nam trước thời hạn dự định với quyết tâm “1 ngày bằng 20 năm”. Đến sáng 31/3, Bộ Chính trị họp mở rộng. Đây là cuộc họp lịch sử bàn về đòn chiến lược cuối cùng của cuộc Tổng tấn công và nổi dậy. Trong cuộc họp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị “khẩn trương xây dựng kế hoạch tác chiến, thực hiện bao vây chiến lược ở phía đông và phía tây Sài Gòn - Gia Định, sử dụng nắm đấm chủ lực, bất ngờ thọc sâu tiêu diệt địch. Đánh một trận là thắng, với phương châm “thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”. Đại tướng nhấn mạnh, lúc này thời gian là lực lượng, là sức mạnh vô cùng quý giá cho ta. “Lúc này, bài toán thời gian không dừng lại ở đáp số tính bằng tháng mà phải tính bằng ngày!”.

Với trọng trách lớn lao trước toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, trong Hồi ký “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Ngay sau Hội nghị Bộ Chính trị, tôi suy nghĩ nhiều về trận chiến đấu sẽ diễn ra trên chiến trường trọng điểm là Sài Gòn - Gia Định. Sau khi nghiên cứu, trao đổi với Tổng Tham mưu phó Cao Văn Khánh và Cục trưởng Tác chiến Lê Hữu Đức, ngày 1/4/1975, tôi gọi điện vào B2: Đúng như Bộ Chính trị nhận định, chiến tranh cách mạng ở miền Nam đang bước vào giai đoạn phát triển nhảy vọt. Hiện nay ta đã có đầy đủ lực lượng và khả năng để giành thắng lợi hoàn toàn trong một thời gian ngắn hơn dự kiến rất nhiều. Vấn đề quyết định là phải kịp thời nắm lấy thời cơ, tranh thủ vào trung tuần tháng 4 thì bắt đầu cuộc tấn công quy mô lớn vào Sài Gòn. Làm được như vậy thì thuận lợi nhất, bảo đảm thắng lợi giòn giã nhất...”.

Trên tinh thần đó, ngày 7/4/1975, Đại tướng, Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ban hành bức điện khẩn gửi đến toàn mặt trận với yêu cầu: “Mệnh lệnh: 1. Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam. Quyết chiến và toàn thắng; 2. Truyền đạt tức khắc đến đảng viên, chiến sĩ”. Bức điện đã được Ban Cơ yếu lập tức truyền đi khắp các mặt trận trên toàn miền Nam như một lời “hịch cứu nước” tới các cấp lãnh đạo và chỉ huy chiến trường, tới mỗi đảng viên, chiến sĩ. Tất cả đều thấm nhuần: lúc này, bỏ lỡ thời cơ là có tội. Nghiêm chỉnh thi hành mệnh lệnh, quân và dân ta trên khắp các chiến trường miền Nam nêu cao quyết tâm, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và hy sinh, gấp rút đẩy nhanh tốc độ hành quân, mở đường mà đi, đánh địch mà tiến; tạo thế, tạo lực, tạo đà cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng tại Sài Gòn, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trước thế trận và nhịp độ khẩn trương, quyết liệt trong cuộc Tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân 1975, vào ngày 14/4/1975, theo đề nghị từ chiến trường, Đại tướng – Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Bộ Chính trị thống nhất đổi tên Chiến dịch giải phóng Sài Gòn – Gia Định thành Chiến dịch Hồ Chí Minh, nhằm kịp thời động viên, khích lệ quân và dân tham gia chiến dịch nỗ lực quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, xứng đáng với tên gọi Bác Hồ kính yêu.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng – Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp, đúng 5 giờ 30 phút sáng 30/4/1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh tổng công kích, đánh chiếm 5 mục tiêu then chốt: Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tổng tham mưu, Dinh Độc Lập, Tổng nha Cảnh sát, Biệt khu Thủ đô. Theo đó, từ bốn hướng đông, bắc và tây bắc, tây nam, quân ta đồng loạt tiến công vào nội đô phối hợp với quần chúng nhân dân nổi dậy đập tan hệ thống chính quyền Sài Gòn, làm chủ thành phố. Đến 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lịch sử, lá cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kiêu hãnh tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Tổng thống Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng, kết thúc cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ trong suốt 21 năm, Bắc – Nam chính thức sum họp một nhà như lời mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

NGUYỄN ĐÌNH DŨNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2: Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin

Có một điều dễ dàng nhận thấy, trong chương trình mỗi kỳ họp của HĐND tỉnh, ngoài những vấn đề liên quan đến chương trình, đề án lớn của tỉnh, nhiều quyết sách liên quan đến đời sống dân sinh luôn được các đại biểu quan tâm. Từ đó, tạo dựng niềm tin trong dân, góp phần làm thay đổi một vùng đất.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 2 Làm tròn trách nhiệm, tạo dựng niềm tin
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1: Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ

Là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân, đồng hành cùng sự phát triển của đất nước, quê hương, hoạt động của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế luôn được đổi mới. Từ đầu nhiệm kỳ 2021 – 2026 đến nay, HĐND tỉnh đã ban hành trên 550 nghị quyết (NQ), trong đó có những NQ đã góp phần quan trọng trong việc kiến tạo và phát triển Thừa Thiên Huế trên bước đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 1 Hiện thực hóa giấc mơ xuyên thế hệ
Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè

25 năm qua, hàng triệu thanh niên Việt Nam nói chung và thanh niên Thừa Thiên Huế nói riêng đã cùng nhau chung sức, chung lòng trên hành trình trưởng thành của tuổi trẻ, đó là Chiến dịch Thanh niên tình nguyện (TNTN) hè.

Dấu ấn áo xanh tình nguyện hè
“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân

Ngoài mảnh đất Niêm Phò - nơi lưu giữ những những ký ức về tuổi thơ thì mảnh đất Nam Dương thuộc xã Quảng Vinh, huyện Quảng Điền là một phần không thể thiếu trong những năm tháng tuổi trẻ đầy nhiệt huyết của chàng thanh niên Nguyễn Vịnh. Và chính tại làng quê này, anh đã gặp và thầm cảm mến cô gái dịu hiền, thùy mị với đôi mắt đen thông minh có tên là Nguyễn Thị Cúc - người sau này đã trở thành người vợ thủy chung, “hậu phương” vững chắc cùng gắn bó bên nhau qua mọi gian khó, thăng trầm với người chồng của mình - Nguyễn Vịnh (sau này Đại tướng Nguyễn Chí Thanh).

“Hậu phương” vững chắc của vị đại tướng nông dân
Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới

Hãy tưởng tượng bạn bước vào cửa hàng tạp hóa địa phương và tìm thấy một món ăn nhẹ không chỉ thỏa mãn cơn thèm ăn, mà còn được thưởng thức món ăn thể hiện di sản văn hóa và hương vị địa phương. Hãy nghĩ đến khoai tây chiên vị phở Việt Nam hoặc đồ ăn nhẹ vị dưa chuột ở Trung Quốc, nơi người ta tin rằng đặc tính làm mát của loại củ quả này có thể chống lại sự nóng bức, khái niệm về ẩm thực tốt cho sức khỏe nổi tiếng trong truyền thống của Trung Quốc.

Châu Á ghi dấu văn hóa trên ẩm thực thế giới
Return to top