ClockThứ Ba, 24/05/2016 21:45

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nguồn điện BOT

TTH.VN - Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các Bộ, cơ quan, đơn vị có liên quan cần khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thực hiện của các dự án nguồn điện Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT) đáp ứng tiến độ được duyệt góp phần bảo đảm an ninh cung cấp điện.

Thu hồi dự án chậm tiến độ

Cụ thể, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan đẩy nhanh tiến độ đàm phán Hợp đồng BOT, Bảo lãnh Chính phủ (GGU) và các tài liệu liên quan của các dự án đang triển khai đàm phán; phấn đấu hoàn thành đàm phán, ký thỏa thuận đầu tư trong năm 2016 để chuyển sang các bước tiếp theo đối với các dự án BOT Nghi Sơn 2, Vũng Áng 2, Vĩnh Tân 3 và Vân Phong 1; khẩn trương hoàn thiện, ban hành cơ chế xử lý các dự án nguồn điện chậm tiến độ, kiên quyết thực hiện biện pháp thu hồi dự án để giao cho nhà đầu tư khác trong trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng các cam kết, kéo dài thời gian gây ảnh hưởng lớn đến tiến độ chung của dự án như ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 385/TB-VPCP ngày 23/11/2015 của Văn phòng Chính phủ.

Đồng thời, Bộ Công Thương tiếp tục thực hiện rà soát đối với các dự án BOT nguồn điện đã được Thủ tướng Chính phủ giao quyền phát triển dự án song nhà đầu tư chậm triển khai ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện, đề xuất báo cáo Thủ tướng Chính phủ phương án xử lý cụ thể. Căn cứ thực tế và danh mục các dự án nguồn điện đã được phê duyệt trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, Bộ Công Thương chỉ đạo nghiên cứu cơ cấu hợp lý các nguồn điện BOT trong hệ thống điện quốc gia trong giai đoạn tới, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đẩy nhanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương trong quá trình thực hiện đàm phán Hợp đồng BOT, GGU của các dự án BOT nguồn điện, qua đó có biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án theo quy định của pháp luật.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Công Thương trong việc quy định công thức thanh toán khi chấm dứt sớm cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể để áp dụng cho các dự án BOT điện đang được triển khai đàm phán.

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII điều chỉnh). Theo đó, để đáp ứng nhu cầu điện tiếp tục tăng cao trong những năm tới, trong giai đoạn đến năm 2030, sẽ phải đầu tư đưa vào vận hành khoảng 90.000 MW công suất nguồn điện mới, trong đó dự kiến có 16 dự án nguồn điện đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT với tổng công suất khoảng trên 22.000 MW. Như vậy, các nguồn điện BOT ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong hệ thống điện quốc gia và việc bảo đảm tiến độ thực hiện theo kế hoạch là rất cần thiết.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó

Dù đã gia hạn tiến độ hoàn thành, nhưng đến nay nhiều hạng mục thuộc các gói thầu của Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch hỗ trợ cho tăng trưởng toàn diện khu vực tiểu vùng Mê Kông mở rộng - giai đoạn 2, dự án thành phần Thừa Thiên Huế (gọi tắt DA Phát triển cơ sở hạ tầng du lịch), vẫn chưa thể thi công do chưa có mặt bằng.

Vướng mặt bằng, nhiều gói thầu dự án hạ tầng du lịch gặp khó
Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy

Chiều 3/5, tại Phú Vang, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số14 NQ/TU ngày 17 / 4 / 2020 của Tỉnh ủy về chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn kiểm tra tham dự và công bố quyết định.

Công bố quyết định về thành lập Đoàn kiểm tra việc triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 14 của Tỉnh ủy
Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

Du lịch Việt Nam đặt mục tiêu đón 18 triệu lượt khách quốc tế trong năm 2024, bằng giai đoạn “hoàng kim” năm 2019. Thừa Thiên Huế là một trong địa phương có thế mạnh về du lịch. Để góp phần đưa du lịch Việt Nam tăng tốc trên “đường đua”, du lịch Cố đô cần tận dụng những điều kiện thuận lợi, nhất là hợp tác thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa Việt Nam và các nước.

Du lịch trở lại “đường đua”, đẩy nhanh trao đổi khách hai chiều

TIN MỚI

Return to top