ClockThứ Sáu, 16/06/2023 20:54

Đổi mới sáng tạo, kết nối quá khứ và tương lai

TTH.VN - Chiều 16/6, Sở khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội thảo với chủ đề “Văn hoá và đổi mới sáng tạo-kết nối quá khứ và tương lai”. Đây là chương trình nằm trong chuỗi hoạt động Đổi mới sáng tạo (ĐMST) của chương trình Caravan Miền Trung- Innovation Culture, do SONGHAN Incubator phối hợp thực hiện.

Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây senNuôi đam mê & thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong mỗi doanh nghiệpDoanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ đổi mới, chuyển giao và cải tiến công nghệ

leftcenterrightdel
Chuyên gia chia sẻ tại hội thảo 

Văn hóa là cốt lõi để khởi nghiệp

Dẫn đề hội thảo, TS.Hồ Thắng chia sẻ, Thừa Thiên Huế được đánh giá là vùng đất có dư địa hấp dẫn để đầu tư khai thác phát triển kinh tế -xã hội trên các lĩnh vực; trong đó mạch nguồn văn hóa cố đô Huế là thị trường tiềm năng. 

Những năm gần đây, thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị với quan điểm, định hướng xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

Với định hướng phát triển nhanh trên nền tảng tri thức, văn hoá, Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách đột phá và môi trường thông thoáng nhằm phát huy tiềm năng, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế trọng điểm, du lịch, công nghệ thông tin, chuyển đổi số, công nghệ sinh học, đặc biệt là phát triển tài nguyên bản địa là cơ hội để các doanh nghiệp trong, ngoài nước khởi nghiệp ĐMST.

Năm 2016, hệ sinh thái Cố đô Khởi nghiệp của tỉnh khởi động và phát huy hiệu quả. Sau 5 năm, tỉnh đã phê duyệt Đề án Cố Đô khởi nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030 nhằm cụ thể hóa bằng các chương trình, hoạt động hỗ trợ thiết thực nhất cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp; trong đó chú ý các ý tưởng, dự án về lĩnh vực văn hoá, khai thác nguồn tài nguyên bản địa góp phần phát triển kinh tế, tạo thu nhập từ văn hóa; đồng thời là một công cụ hữu hiệu để bảo tồn, lưu giữ và quảng bá văn hóa truyền thống. 

Chị Nguyễn Ngọc Quỳnh Anh, Founder & CEO Công ty TNHH MTV sản xuất thương mại dịch vụ Xưa Huế (Giày Xưa Huế) chia sẻ, qua nghiên cứu định hình sản phẩm Giày Xưa của doanh nghiệp được sáng tạo “nhuốm" bản sắc văn hóa Cố đô Huế đến nay đã được thị trường trong, ngoài nước ưa chuộng. Thành công của Giày Xưa Huế hôm nay nhờ người chủ sáng tạo, cần mẫn và chịu khó “thổi hồn” văn hóa Việt vào sản phẩm của mình.

Không chỉ Giày Xưa Huế, nhiều sản phẩm hiện nay, như Gia vị Bún bò Huế, sản phẩm Atiso đỏ, sen Huế, Tranh hoa giấy Maypaper, Sâm Bố Chính... đã thành công nhờ kết nối nguồn lực đổi mới sáng tạo dựa trên nền tảng văn hóa bản địa.  Chính những sản phẩm này đã đạt giải cao tại các cuộc thi vùng, quốc gia về khởi nghiệp để rồi sản phẩm vươn đến thị trường Mỹ, châu Âu (đạt tiêu chuẩn FDA)...

leftcenterrightdel
Bà Dương Tường Nhi, Trưởng làng Tư duy thiết kế ĐMST chia sẻ hoạt động khởi nghiệp dựa trên nền tảng văn hóa bản địa

Cần tiếp sức từ cơ chế chính sách 

Nhiều ý kiến chia sẻ tại hội thảo, bất kỳ một dự án, công trình muốn khởi nghiệp hay phát triển kinh doanh thành công cần khai thác yếu tố nền tảng giá trị văn hóa bản địa. Muốn vậy bên cạnh nỗ lực từ mô hình khởi nghiệp, doanh nghiệp vẫn chưa đủ mà các ban, ngành quản lý cần quan tâm hỗ trợ cơ chế chính sách, kiến tạo môi trường, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN và ĐMST trong các lĩnh vực nói chung và văn hoá nói riêng thông qua các dự án, chương trình KHCN. Cụ thể là đẩy mạnh thương mại hóa kết quả nghiên cứu; hợp tác, thu hút nguồn lực xã hội, kết nối nguồn lực chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số, tìm kiếm ý tưởng, đặt hàng nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực văn hoá.

Các chuyên gia đến từ Trung tâm ươm tạo khởi nghiệp Sông Hàn, Làng công nghệ Du lịch-Ẩm thực… ghi nhận và đánh giá cao nhiều sản phẩm mang yếu tố văn hóa truyền thống Huế trở thành thương hiệu du lịch đặc sắc, như Huế Kinh đô ẩm thực, Huế kinh đô áo dài….; các thương hiệu làng nghề truyền thống, như: Đệm bàng Phò Trạch, gốm Phước tích, Hoa giấy Thanh Tiên; tinh hoa Đông y gắn với tri thức bản địa,  phát triển dược liệu… đã, đang trở thành trung tâm công nghiệp sáng tạo Việt Nam.

TS. Trần Quý, Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế số Việt Nam chia sẻ, để thúc đẩy phát triển ĐMST trên nền tảng văn hóa hiện nay cần phải chuyển đổi số. Xã hội đang vào thời kỳ công nghệ thông minh, một xã hội tích hợp giữa không gian thực và ảo, lấy con người làm trọng tâm để phát triển phù hợp, hiệu quả với môi trường công nghệ văn minh hiện đại.

TS. Hồ Thắng, Giám đốc Sở KH&CN cho rằng, qua hội thảo đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết từ nhiều chuyên gia, doanh nhân, đặc biệt có doanh nghiệp lần đầu đến Huế và yêu văn hóa Huế. Đây cũng là dịp chia sẻ kinh nghiệm "bí quyết" kinh doanh và kết nối tinh thần ĐMST vùng miền Trung phát triển. Qua đó sẽ tạo thêm năng lượng tích cực cho các doanh nghiệp, cũng như kỳ vọng Thừa Thiên Huế tiếp tục có thêm nhiều mô hình khởi nghiệp, sản xuất kinh doanh phát triển có thương hiệu, lan tỏa, vươn tầm. 

Bài, ảnh: MINH THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao

Trong hành trình thoát nghèo và làm giàu bền vững, nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách Xã hội (NHCSXH) đã trở thành đòn bẩy quan trọng giúp nhiều đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trên địa bàn huyện A Lưới vươn lên phát triển kinh tế. Với sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là huyện đoàn, nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh hiệu quả đã ra đời, mang lại sinh kế ổn định cho ĐVTN.

Cơ hội khởi nghiệp cho thanh niên vùng cao
Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

Ngày 18/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 26/2017/TT-BGDĐT và Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT về quy định quy tắc ứng xử trong các cơ sở giáo dục. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Xây dựng văn hóa ứng xử trong các cơ sở giáo dục

TIN MỚI

Return to top