ClockThứ Hai, 05/06/2023 22:34

Nghiên cứu xác định sâu, bệnh chính gây hại và biện pháp phòng trừ trên cây sen

TTH.VN - Chiều 5/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KHCN cấp tỉnh "Nghiên cứu xác định một số loại sâu, bệnh chính gây hại và các biện pháp phòng trừ trên cây sen (sen Huế và sen cao sản) tại Thừa Thiên Huế" do Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh chủ trì.

Gặp người dệt lụa từ tơ senSen Huế “tỏa hương”Lan tỏa giá trị sen HuếNuôi đam mê & thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong mỗi doanh nghiệp

leftcenterrightdel
 Ruộng thử nghiệm phòng trừ nhóm bệnh do vi khuẩn trên giống sen hồng cao sản

Diện tích sen trên địa bàn tỉnh hiện đạt trên 530 ha, cao nhất vào năm 2020 với diện tích khoảng 603 ha; năng suất trung bình 2,5 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất, sản lượng sen có xu hướng giảm do tác động của thiên tai và sâu, bệnh hại. Các yếu tố, điều kiện trong thực trạng canh tác cây sen, như: quy hoạch, diện tích, giống, phân bón, chăm sóc, chế biến, bảo quản, phòng trừ sâu bệnh, nguồn nước… có nhiều bất lợi tác động đến việc phát triển cây sen trên địa bàn tỉnh.

Đề tài nghiên cứu tập trung vào điều tra thực trạng tình hình sản xuất, thành phần sâu, bệnh hại và diễn biến một số sâu, bệnh hại chính trên cây sen; xác định các loại sâu hại chính cũng như nguyên nhân gây bệnh hại chính trên cây sen và biện pháp phòng trừ. Nghiên cứu thử nghiệm các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại trên cây sen; xây dựng quy trình quản lý sâu, bệnh tổng hợp trên cây sen và mô hình thử nghiệm quy trình quản lý sâu bệnh hại tổng hợp trên đồng ruộng.

leftcenterrightdel
 Thực hiện các biện pháp phòng trừ, quy trình quản lý sâu, bệnh hại trên cây sen sẽ tăng năng suất

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài xác định có 8 loài sâu hại trên các giống sen tại Thừa Thiên Huế: Sâu khoang, bọ trĩ, rầy mền, rầy xanh, bọ xít, sâu xanh da láng, bọ cánh cứng hoa súng, sâu róm. Đồng thời, xác định được một số sinh vật gây hại chính trên cây sen, gồm sâu hại và bệnh hại. Sâu hại gồm sâu khoang và bọ trĩ, là đối tượng đều gây hại chính và phổ biến trên ruộng sen. Bệnh hại gồm bệnh đốm lá và bệnh thối thân thối lá. Đây là đối tượng chính và rất phổ biến trên diện rộng.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định nguyên nhân gây bệnh hại chính trên cây sen và thử nghiệm các biện pháp phòng trừ, quy trình quản lý sâu, bệnh hại trên cây sen tại đồng ruộng. Qua đó áp dụng, nhân rộng kết quả nghiên cứu, thử nghiệm, giúp ngăn chặn sâu, bệnh hại trên cây sen, đem lại năng suất, sản lượng sen thu hoạch cho người dân.

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium

Ngày 28/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị tư vấn nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh "Nghiên cứu kết quả phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium tại Bệnh viện Trung ương Huế" do Bệnh viện Trung ương Huế chủ trì thực hiện.

Phẫu thuật nội soi sỏi tuyến nước bọt mang tai bằng laser YAG Holmium
Phong Điền hình thành một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện

Ngày 18/10, UBND huyện Phong Điền tổ chức hội nghị thẩm định và tổng hợp kết quả tự đánh giá, chấm điểm Bộ chỉ số đánh giá hệ thống quản lý chất lượng tổng thể theo tiêu chuẩn Quốc gia ISO 18091:2020. Tham dự có lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan, các chuyên gia tư vấn thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

Phong Điền hình thành một hệ thống quản lý chất lượng toàn diện
Áp dụng chỉ thị sinh học trong quản lý nước thải công nghiệp

Chiều 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu kết quả thực hiện đề tài KH&CN cấp tỉnh: "Nghiên cứu áp dụng chỉ thị sinh học trong quản lý nước thải công nghiệp ở Thừa Thiên Huế", do Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung chủ trì thực hiện.

Áp dụng chỉ thị sinh học trong quản lý nước thải công nghiệp
Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

Sáng 7/10, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tiến hành nghiệm thu cấp tỉnh đối với dự án nông thôn miền núi do Trung ương quản lý: "Ứng dụng tiến bộ KH&CN xây dựng mô hình trồng hoa Lily, hoa Cúc và hoa Đồng tiền tại tỉnh Thừa Thiên Huế". Đây là dự án thuộc chương trình "Hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KH&CN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn miền núi vùng dân tộc thiểu số, giai đoạn 2016-2025", do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN tỉnh chủ trì thực hiện.

Trồng hoa lily, hoa cúc, hoa đồng tiền từ ứng dụng công nghệ cao

TIN MỚI

Return to top