ClockChủ Nhật, 04/07/2021 07:37

Hồng Thái: Chuyển hướng, tăng tốc

TTH - Sau khi kiện toàn nhân sự, xã Hồng Thái (A Lưới) tiếp tục tiến hành quy hoạch lại phát triển kinh tế - xã hội, tái cơ cấu ngành nông nghiệp sản xuất theo hướng hàng hóa, xây dựng cơ chế thúc đẩy phát triển tiểu thủ công nghiệp, du lịch sinh thái, tạo bước chuyển mới phấn đấu tăng giá trị sản xuất hằng năm.

Cử tri A Lưới đề nghị xây dựng tuyến đường tuần tra dọc sông A SápChưa xác định được nguyên nhân nứt 46 nhà dân ở xã Thượng Nhật, Nam Đông

Trồng rừng kinh tế kết hợp khai thác tiềm năng du lịch sinh thái từ lòng hồ thủy điện A Lưới đang là thế mạnh của Hồng Thái

Xã Hồng Thái là địa bàn biên giới, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Trong công tác bầu cử vừa qua, Hồng Thái là đơn vị có kết quả bầu cử nhanh nhất, chính xác nhất. Tỷ lệ phiếu bầu cả 4 cấp tập trung cao, nhất là HĐND cấp xã. Sau khi kiện toàn nhân sự, cấp ủy, chính quyền xã Hồng Thái bắt tay xây dựng mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp gắn với du lịch sinh thái để chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, tăng dần lao động phi nông nghiệp trên địa bàn.

Bí thư Đảng ủy xã Hồng Thái, ông Phạm Minh Cải cho hay, ngay sau khi kiện toàn cấp ủy và cơ quan chính quyền, để tạo bước chuyển biến mới, địa phương chủ động trong việc tổ chức thực hiện chuyển dịch sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, thí điểm mô hình chăn nuôi bò đàn, trồng chuối chuyên canh, phát triển mô hình du lịch sinh thái cộng động… Cùng đó, các ban, ngành xã điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề, nhu cầu chuyển đổi sản xuất của bà con, phối hợp liên kết giữa các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo để thực hiện phương châm “đào tạo gắn với việc làm”; xây dựng mô hình khuyến nông – lâm – ngư phù hợp với đặc điểm của địa phương.

Anh Hồ Văn Lương, thôn A Đâng, xã Hồng Thái bày tỏ: “Từ khi có chủ trương của xã về chuyển đổi sản xuất theo hướng hàng hóa, tôi mạnh dạn đầu tư trang trại trồng 7ha rừng keo tràm và nuôi đàn bò và dê với số lượng hàng chục con. Nguồn vốn vay đầu tư được tạo điều kiện thuận lợi, quy trình sản xuất được cán bộ khuyến nông hướng dẫn đầy đủ nên hiệu quả kinh tế đem lại rất rõ rệt…”.

Ông Hồ Văn Treo, Bí thư Chi bộ thôn A Đâng cho biết: Để thực hiện chủ trương về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các đảng viên và chi ủy viên được phân công tìm hiểu những khó khăn vướng mắc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân. Trước khi triển khai, cấp ủy tiến hành khảo sát về kiến thức, tay nghề và nguồn vốn đầu tư của bà con để mô hình sản xuất đạt hiệu quả.

Thôn A Đâng hiện có 98 hộ, trước đây tỷ lệ hộ nghèo chiếm khá cao, từ khi triển khai chương trình về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của xã, đến nay số hộ làm ăn khấm khá tăng lên đáng kể. Ngoài gia đình Hồ Văn Lương, có thể kể đến nhiều hộ như Hồ Văn Cường, Hồ Văn Hồng… mỗi gia đình trồng vài ha rừng, chăn nuôi gia súc hàng chục con, gia cầm đến hàng trăm con. Con đường từ thôn A Đâng đến thôn I Reo mọc lên nhiều ngôi nhà khang trang, các quầy hàng tạp hóa, quán cà phê, xưởng thủ công mỹ nghệ, nhà máy xay xát... minh chứng về sự đổi thay rõ rệt trong đời sống đồng bào nơi đây.

Địa phương đặt mục tiêu trong năm nay cơ bản phủ kín quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng thiết yếu cho phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; quy hoạch phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội và môi trường, quản lý quy hoạch đất giãn dân nhằm phát triển các khu dân cư mới và chỉnh trang các khu dân cư hiện có trên địa bàn xã.

Với đặc điểm đất đai của vùng miền núi, về lâu dài địa phương xác định sẽ gắn phát triển chăn nuôi bò đàn với việc đẩy mạnh xã hội hóa nghề rừng, phát triển rừng kết hợp với du lịch sinh thái nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của địa phương, phấn đấu tăng giá trị sản xuất hằng năm lên từ 12 - 15% trong giai đoạn mới.

Trong 6 tháng đầu năm 2021, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của Hồng Thái đạt gần 10%, thu nhập bình quân đầu người tăng cao hơn so với cùng kỳ, hạ tầng kinh tế - xã hội đang được quan tâm đầu tư, cải tạo, nâng cấp...

Bài, ảnh: BÁ TRÍ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm

Đơn hàng tăng, tinh thần lao động hăng say trở lại ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là bức tranh chung tại các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hiện nay.

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm
Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm

Tổng kế hoạch vốn xây dựng giao thông Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, mặc dù thấp hơn năm 2023, nhưng để giải ngân hết đòi hỏi ngành phải quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm
Để du lịch Huế bắt kịp thời cơ, tăng tốc phát triển

Trong cuộc đua khốc liệt giành thị phần du lịch sau đại dịch COVID-19, muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh để thu hút du khách, du lịch Huế vẫn còn nhiều việc phải làm để bắt kịp thời cơ, tạo ra những bước phát triển đột phá.

Để du lịch Huế bắt kịp thời cơ, tăng tốc phát triển
Return to top