ClockThứ Bảy, 18/05/2019 16:50

Hương Trà: Ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi lây lan

TTH.VN - Sau khi phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi tại 3 địa phương là Hương Chữ, Hương Văn và Hương Phong, thị xã Hương Trà đã dốc sức chủ động ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của bệnh dịch trên địa bàn.

Lấy máu lợn nghi nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi 

Người dân chủ quan

Ngày 18/7, chúng tôi có mặt tại hộ ông Đặng Hóa, tổ dân phố An Vân, phường Hương An. Gia đình ông Hóa nuôi 33 con lợn, trước đó, ngày 17/5, chuồng lợn nhà ông có 5 con chết không rõ nguyên nhân, ông Hóa đã báo chính quyền địa phương và tiến hành chôn lấp ngay trong vườn nhà. Hiện trong đàn tiếp tục có 8 con lợn bỏ ăn nhưng cơ bản tình hình đã ổn.

Người nhà ông Hóa cho biết, lợn đạt trọng lượng 50kg/con, hôm qua cả 5 con đồng loạt chết. Lâu nay vẫn thường cho lợn ăn thức ăn thừa xin từ các quán, nhà dân nhưng đàn lợn vẫn khỏe mạnh nên không biết vì sao.

Cách đó không xa, hộ ông Trần Hữu Bé cũng có 6 con lợn bị chết và đã được tiêu hủy.

Tại xã Hương Vinh, hộ bà Nguyễn Thị Thu, thôn Thế Lại Thượng nuôi 10 con lợn, bình quân 70kg/con. Chất thải từ chuồng lợn được nhà bà Thu đưa trực tiếp ra sông. Bà Thu kể: “Hôm qua đến nay đã có 2 con lợn bị chết. Do không biết nên 1 con tôi bọc bao nilon rồi bỏ thùng rác, 1 con khác nhờ hai người đẩy rác đưa đi”.

Cũng như hộ ông Hóa, nhà bà Thu cũng lấy thức ăn thừa từ quán bún về nấu cho lợn ăn. Khi được hỏi, bà Thu không biết việc sử dụng thức ăn thừa vô tình đưa nguồn bệnh về nhà dẫn đến lợn mắc bệnh và bà cũng không rõ giấy cam kết mà xã gửi về (yêu cầu các hộ chăn nuôi lợn cam kết không giấu dịch, báo cho chính quyền khi có lợn ốm…) do mình không biết chữ và thường xuyên đi vắng.

Bà Thu ký cam kết không tự ý tiêu hủy và không tiếp tục đưa chất thải xuống sông

Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hương Trà Lê Hoài Nam bày tỏ, đa phần những hộ dân có phát hiện lợn bị dịch trước đó (17/5) và 3 hộ ở Hương An, Hương Vinh (đã gửi vật phẩm và đang chờ kết quả xét nghiệm) đều nuôi lợn chủ yếu từ nguồn thức ăn thừa đi xin, điều này rất nguy hiểm vì không kiểm soát được nguồn bệnh. Thức ăn dù được nấu chín nhưng các dụng cụ xô chậu chứa không được vệ sinh, khử trùng là nguyên nhân lây lan dịch bệnh. Chúng tôi đã yêu cầu các hộ này trong lúc chờ kết quả chính thức chỉ cho lợn ăn bột và chính quyền địa phương cũng cần tuyên truyền để người dân biết.

Tại Hương An, ngoài số lượng lợn chết nói trên, những ngày qua, ghi nhận có tình trạng lợn chết bị người dân thả trôi sông, dọc hói 7 xã. Chủ tịch UBND phường Phan Phước Thìn thông tin: “Không riêng khu vực sông, hói mà dọc đường tránh Huế người dân cũng thả lợn chết bừa bãi, phường cũng đã đi xử lý mấy lần. Thậm chí, người dân chở lợn nái chết vào thả ở khu vực Bồn Trì… Số lợn chết vừa phát hiện, ngay trong hôm nay chúng tôi đã cho xử lý toàn bộ, đồng thời, tuyên truyền trên loa truyền thanh của xã để người dân hiểu tuyệt đối không giấu dịch, lợn chết ở đâu sẽ báo cho lực lượng chức năng của phường chứ không được tự ý đi thả nơi khác”.  

Chính quyền chủ động

Theo bà Nguyễn Thị Thu Hương, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hương Trà, trước đó (ngày 17/5), tất cả 21 con lợn nhiễm bệnh của 4 hộ dân đã được tiêu hủy, phun thuốc tiêu độc khử trùng, lập chốt chặn tại các khu vực có dịch… “Chúng tôi cũng đã yêu cầu các địa phương có phương án dự phòng, tránh bị động: chuẩn bị sẵn địa điểm đào hố chôn lấp, lực lượng, phương tiện máy móc, xe vận chuyển, hóa chất, vôi bột… nhất là 2 xã phường vừa phát hiện có lợn chết. Việc xử lý sớm, triệt để chừng nào thì hạn chế mức độ lây lan chừng đó.

Trước mắt, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì Hương An, Hương Vinh sẽ là vùng có dịch ngoài Hương Chữ, Hương Văn, Hương Phong; nếu âm tính cũng nằm trong vùng uy hiếp. Do đó, lãnh đạo các xã, phường, cán bộ thú y đều được thị xã quán triệt khẩn cấp phòng chống dịch, tránh lây lan trên diện rộng. Đặc biệt, công tác tuyên truyền người dân không giấu dịch, việc chăm sóc lợn trong mùa nắng nóng… được chúng tôi đặc biệt quan tâm”, bà Hương nói.

Việc vận chuyển lợn nhiễm bệnh đến khu vực chôn lấp, tiêu hủy cũng được địa phương tính đến để đảm bảo không lây lan dịch. Ông Lê Hoài Nam cho hay: “Phương án tốt nhất là chôn ngay trong vườn nhà (nếu vườn rộng, số lợn ít), tránh vận chuyển đi xa. Nếu phải vận chuyển, chúng tôi yêu cầu chính quyền địa phương phải dùng bao nilon bao kín nhiều lớp (lợn có trọng lượng nhỏ), dùng bạt lót và che kín để tránh lây lan, phun thuốc tiêu độc khử trùng lợn và khu vực chôn lấp, vùng phụ cận. Đồng thời, cử lực lượng giám sát dọc đường tránh Huế…

Bài, ảnh: Liên Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát

Ngày 7/11, Sở Y tế cho biết vừa ban hành công văn yêu cầu tăng cường phòng chống dịch trước, trong và sau các đợt mưa lũ đối với các đơn vị trực thuộc và 9 trung tâm y tế (TTYT) huyện, thị, thành phố. Tinh thần chỉ đạo chú trọng việc không để dịch bệnh bùng phát trong cộng đồng.

Không để dịch bệnh mùa bão lũ bùng phát
ĐỐI MẶT VỚI DỊCH ĐẬU MÙA KHỈ:
Cần rút bài học từ Covid-19

Khi đại dịch COVID-19 vừa kết thúc, với sự xuất hiện của một chủng virus mới, được biết đến là virus Mpox gây bệnh đậu mùa khỉ, cảnh báo về việc căn bệnh này đã và đang nghiêm trọng hơn ở châu Phi cũng như lây lan nhanh tại nhiều nước trên thế giới, sẽ giành được nhiều sự chú ý hơn.

Cần rút bài học từ Covid-19
Dịch tả lợn châu Phi: Nguy cơ mất an toàn

Trong khi dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang hoành hành tại nhiều tỉnh, thành thì hoạt động chốt chặn, giám sát, kiểm tra và thực hiện các thủ tục thú y trước khi các phương tiện vận chuyển lợn đi qua chốt còn thiếu sự phối hợp giữa các ban ngành. Điều này khiến nguy cơ lây lan DTLCP từ các địa phương khác vào địa bàn tỉnh rất cao.

Dịch tả lợn châu Phi Nguy cơ mất an toàn

TIN MỚI

Return to top