Thế giới

Sự xuất hiện và lây lan của biến thể JN.1 trên toàn thế giới

ClockThứ Bảy, 23/12/2023 09:27
TTH.VN - Khi các kỳ nghỉ lễ và những tháng mùa đông lạnh hơn ở Bắc Bán cầu đang đến gần, giới chuyên gia nhận định đây là mùa của COVID. Một lần nữa có thể nói rằng, đại dịch COVID chưa bao giờ thực sự rời bỏ chúng ta.

Chuyên gia nhấn mạnh trách nhiệm cá nhânNgành vận tải biển toàn cầu sắp đối mặt với chi tiêu tiêu dùng thấp, thuế Carbon cao hơnThiếu tiêm chủng, nhiều đợt dịch có thể khiến nhiều trẻ em trên thế giới tử vongCOVID-19 làm chậm tiến độ kiểm soát tỷ lệ hút thuốc lá toàn cầuVaccine kết hợp ngừa COVID-19 và cúm bước vào thử nghiệm giai đoạn cuối

 Biến thể JN.1 đang lây lan ở nhiều quốc gia trên thế giới và tiêm chủng vẫn được xem là cách tốt để phòng bệnh. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Báo Tin tức

Rajib Dasgupta, nhà dịch tễ học tại Đại học Jawaharlal Nehru (Ấn Độ) nhận định: “Mùa nghỉ lễ được đánh dấu bằng lượng du lịch gia tăng đáng kể, đây có thể là một yếu tố bổ sung vào khả năng lây truyền COVID-19”.

Hiện nay, biến thể chính được quan tâm là JN.1, một biến thể phụ của Omicron - một trong những dạng phố biến nhất của SARS-CoV-2, loại virus gây ra COVID.

Đến nay, tỷ lệ mắc JN.1 đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, rủi ro chung đối với cộng đồng được đánh giá là thấp, trong khi các loại vaccine hiện có vẫn tiếp tục mang lại hiệu quả bảo vệ, thông tin được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định.

Tỷ lệ nhiễm COVID đang tăng ở đâu?

Trên toàn cầu, Đức đã chứng kiến tỷ lệ nhập viện do COVID-19 liên quan đến biến thể phụ JN.1 gia tăng.

Theo thống kê chính thức, tính đến ngày 20/12, 302.100 người ở Đức đã được xác nhận nhiễm JN.1, tăng mạnh từ mức 110.000 người ghi nhận vào ngày 20/10 và 195.000 trường hợp ghi nhận vào ngày 20/11.

Trong khi đó, Ấn Độ cũng đang chứng kiến số ca nhiễm gia tăng, đặc biệt là ở các bang Kerala và Karnataka, nơi chính quyền đã tăng cường giám sát dịch bệnh và khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch thích hợp.

Phát biểu về tình hình dịch, Ziyad Al-Aly, một chuyên gia về sức khỏe cộng đồng tại Đại học Washington ở St.Louis cho biết: “Tình hình đang trở nên đáng lo ngại hơn. Biến thể phụ JN.1 dường như đang chiếm lĩnh ở hầu hết mọi nơi trên thế giới. Ở Singapore, số ca nhiễm thực sự cao. Ở Mỹ, số ca nhiễm và số ca nhập viện vì biến thể này cũng đang tăng lên”.

Tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 được theo dõi như thế nào?

Các chuyên gia cho biết, tỷ lệ lây nhiễm thực sự của COVID-19 có thể cao hơn tỷ lệ được báo cáo do thiếu xét nghiệm rộng rãi.

Cụ thể, hầu hết các quốc gia đã ngừng báo cáo một cách có hệ thống về kết quả xét nghiệm COVID-19 từ cuối năm 2022 hoặc đầu năm 2023. Cùng với đó, cũng ít người được xét nghiệm hơn. Vì vậy, rất khó để biết chính xác về tỷ lệ thực sự của số ca nhiễm COVID-19 trên toàn thế giới.

Hiện nay, nguồn dữ liệu chính về tỷ lệ COVID-19 là giám sát nước thải. Đây không phải là một phương pháp lý tưởng, song nó là một chỉ số khá tốt về lượng virus đang lây lan trong cộng đồng.

Việc giám sát nước thải không thể kiểm tra tỷ lệ nhiễm COVID của từng cá nhân hoặc cho biết ai mắc bệnh, song các chuyên gia y tế công cộng có thể sử dụng dữ liệu này để theo dõi tải lượng virus theo thời gian và dự đoán mức độ rủi ro chung.

Thêm vào đó, một cách khác mà chính phủ các nước đang theo dõi COVID-19 là thông qua số ca nhập viện do virus, trong đó theo dõi những trường hợp nghiêm trọng nhất.

Chuyên gia Al-Aly cho biết: “Việc theo dõi cả nước thải và số ca nhập viện cung cấp khá nhiều thông tin. Trong đó đã nhận thấy sự gia tăng của số ca nhiễm COVID trong nước thải từ trước vài tuần và chỉ sau đó khoảng 2 tuần, tỷ lệ nhập viện tại khu vực khảo sát thực sự đã gia tăng. Vì vậy, cách này đang có hiệu quả”.

Làm thế nào để có thể bảo vệ bản thân khỏi COVID-19?

Có thể nói rằng, một trong những điều quan trọng nhất mà mọi người có thể làm là theo kịp lịch trình tiêm chủng, cũng như tiêm vaccine để phòng các tác nhân truyền nhiễm khác như cúm và RSV nếu đủ điều kiện.

Một tin tốt được chuyên gia Al-Aly cung cấp là thế hệ vaccine mới nhất có hiệu quả chống lại biến thể phụ JN.1.

Tuy nhiên, các liều vaccine tăng cường không phải luôn có sẵn ở mọi nơi trên thế giới. Điều này được thể hiện rõ nhất khi Ấn Độ đã ngừng sử dụng vaccine tăng cường và trên thực tế, độ bao phủ của liều tăng cường thứ ba đã tụt xa so với hai liều đầu tiên.

Cùng với đó, WHO cũng khuyến nghị mọi người đeo khẩu trang ở những nơi công cộng hoặc hạn chế tụ tập nếu phát hiện các triệu chứng ốm, cúm. Chính điều này sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ virus lây lan rộng hơn.

Nếu dương tính với COVID-19 cần phải làm gì?

Nếu có kết quả xét nghiệm dương tính, điều đầu tiên nên làm là xem xét xem liệu bệnh nhân có đủ điều kiện dùng thuốc kháng virus hay không.

Trong đó, thuốc kháng virus sẽ làm giảm nguy cơ khiến bệnh trở nặng, tức giảm nguy cơ tử vong, nguy cơ nhập viện và giảm cả nguy cơ mắc COVID kéo dài.

Thuốc kháng virus đặc biệt hiệu quả đối với những người có nguy cơ nhiễm COVID nặng, gồm người lớn tuổi, người bị suy giảm miễn dịch và người mắc bệnh tim, phổi.

Và một điều rõ ràng: “Hãy cách ly”, nhất là trong mùa lễ Giáng sinh và Năm mới đang tới gần.

Để ngăn ngừa mắc virus và bệnh trở nặng, WHO khuyến cáo mọi người nên đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người và không gian kín, che miệng khi ho, hắt hơi, rửa tay thường xuyên, luôn cập nhật thông tin về vaccine phòng cúm và COVID, hãy ở nhà,  hạn chế tụ tập và xét nghiệm ngay nếu phát hiện có triệu chứng.

Nhìn chung, ngay cả sau 3 năm kể từ khi nắm quyền kiểm soát, chúng ta vẫn cần phải đối phó với dịch như những ngày đầu tiên.

Đan Lê (Lược dịch từ Dw)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông tin doanh nghiệp:
CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới!

CaraWorld Land ghi dấu ấn tượng trên các chuyên trang quốc tế về 1 ốc đảo nghỉ dưỡng tại gia riêng tư đẳng cấp 5* trên vịnh Cam Ranh của tỉnh Khánh Hòa.

CaraWorld – Một điểm đến trọn thế giới
Thái Lan cảnh báo về 'Bệnh X' tại CHDC Congo

Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Bộ Y tế Thái Lan đã gửi cảnh báo tới tất cả các văn phòng của mình về một đợt bùng phát bệnh truyền nhiễm tại CHDC Congo vốn đã khiến hàng trăm người bị bệnh và ít nhất 79 người tử vong kể từ cuối tháng 10 đến nay.

Thái Lan cảnh báo về Bệnh X tại CHDC Congo
Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức

Từ ngày 26 - 29/11, các đoàn đại biểu từ hơn 110 quốc gia đang tập trung ở Thủ đô Bangkok, Thái Lan để đưa ra các lộ trình quốc gia và đàm phán một tuyên bố chung về sức khỏe răng miệng tại Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu đầu tiên, do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tổ chức.

Hội nghị Sức khỏe răng miệng toàn cầu lần đầu tiên được tổ chức
Return to top