ClockThứ Ba, 01/01/2019 11:01

Mạch nguồn chảy mãi.

TTH - Trong cái se lạnh của những ngày cuối năm, chúng tôi được “hòa mình” vào những câu chuyện của những người “có uy tín nhất làng” trên dãy Trường Sơn ở Nam Đông, A Lưới.

Độc đáo lễ hội Aza Koonh truyền thống huyện A LướiPhục dựng nguyên bản lễ hội Aza ở A LướiA lưới, những cách làm mới

A Za là lễ Tết riêng của đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới

Đã yên cái bụng

Thời gian gần đây, trên địa bàn huyện A Lưới xảy ra tình trạng các đối tượng lợi dụng buôn bán, sử dụng các chất ma túy gây bất an trong các bản làng. Bao đêm trăn trở, các già làng, trưởng bản, người có uy tín ở A Lưới đã đồng hành, sát cánh cùng chính quyền địa phương và lực lượng công an địa phương tập trung giải quyết.

Từ ngày lực lượng công an trấn áp, bắt giữ đối tượng tàng trữ, buôn bán trái phép chất ma túy ở Hồng Vân (A Lưới), già làng Quỳnh Tin mới yên cái bụng. “Kẻ chủ mưu đã bị bắt. Nhiệm vụ của già là phải làm sao để tuyên truyền, vận động con em trong bản làng không bị lôi kéo, sa ngã vì ma túy”, già làng Quỳnh Tin trò chuyện.

Liên tục nhiều tháng liền, già Quỳnh Tin chủ động đến từng nhà để trò chuyện, nhắc nhở, tuyên truyền, vận động con cháu trong bản từ bỏ ma túy bằng cách lên nương, lên rẫy trồng cây ngô, cây sắn. Không những già Quỳnh Tin mà 99 già làng, người uy tín tiêu biểu toàn huyện A Lưới cũng tích cực tuyên truyền để đẩy lùi ma túy. Từ đó, số người sử dụng ma túy ở huyện vùng cao này ngày càng giảm.

Già làng Quỳnh Nghề ở xã Hồng Trung (A Lưới) tự hào: “Bà con dân bản A Niêng giờ không chỉ tích cực làm ăn, mà luôn giữ gìn an ninh trật tự, không để kẻ xấu lợi dụng chia rẽ tinh thần đoàn kết. Giờ già yên cái bụng lắm”.

Là một trong những người có uy tín trong cộng đồng dân cư, lời nói, việc làm của già làng Quỳnh Nghề luôn được bà con dân bản tin tưởng noi theo. Nhiều năm qua, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn bản A Niêng và xã Hồng Trung luôn ổn định.

“Với đồng bào các dân tộc thiểu số, Bác Hồ luôn dành tình cảm và sự quan tâm đặc biệt. Người coi trọng công tác dân vận, từ việc tuyên truyền, giáo dục đến giúp đỡ để đồng bào có được ý thức đoàn kết, khắc phục những tập tục lạc hậu, chăm lo phát triển sản xuất, từng bước nâng cao đời sống”, già làng Hồ Sỹ Thi, xã Hương Sơn (Nam Đông) nhắc đến những lời căn dặn của Bác Hồ trong câu chuyện phát triển kinh tế.

Nhìn về rừng keo và vườn cao su xanh bạt ngàn của người dân Hương Sơn, già làng Hồ Sỹ Thi kể: Trước đây, người dân sống du canh, du cư dọc tuyến biên giới thuộc các xã của huyện A Lưới giáp nước bạn Lào. Năm 1976, ông cùng chính quyền địa phương vận động Nhân dân về tái định canh, định cư ở xã Hương Sơn. Để ổn định cuộc sống, già Thi bắt tay vào việc trồng sắn, ngô, lúa nước nhằm đảm bảo lương thực, vận động mọi người tích cực khai hoang để phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

Khi Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế rừng, già Thi tiên phong trồng keo và cao su với 3 ha keo, 3,5 ha cao su, 5 sào lúa và 4 hồ nuôi cá hiện có. Bình quân mỗi năm, gia đình già Thi thu lãi khoảng 150 triệu đồng từ các mô hình phát triển kinh tế. Già Thi luôn tìm cách chia sẻ kinh nghiệm, nguồn vốn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn; vận động bà con không phá rừng, chặt cây làm nương rẫy; tập trung phát triển cây công nghiệp để có thu nhập ổn định.

Noi gương già Thi, nhiều gia đình tại Hương Sơn mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều hộ thoát được nghèo và vươn lên làm giàu. Đến nay, xã Hương Sơn đã có 359 ha cao su, khoảng 1.000 ha rừng keo và nhiều mô hình phát triển kinh tế như trồng dứa, chuối, khai thác mây, lá để làm nón... cho thu nhập bình quân đầu người trên 23 triệu đồng/năm/người, gấp đôi so với những năm trước đây.

Luôn phát huy vai trò cầu nối

Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam huyện A Lưới Pi Loong Mái khẳng định như vậy khi nhắc về đội ngũ già làng, trưởng bản, người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn  huyện. “A Lưới hiện có 99 già làng, người uy tín tiêu biểu luôn phát huy vai trò “cầu nối”, đưa chủ trương của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến gần hơn với đồng bào; xây dựng bản làng bình yên, no ấm”, ông Pi Loong Mái cho biết.

Thời gian qua, già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc của tỉnh đã tích cực vận động, tuyên truyền Nhân dân tham gia đoàn kết xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư gắn với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. “Nhiều tấm gương điển hình làm kinh tế giỏi tại một số địa phương, tạo tiền đề cho đồng bào trong tỉnh noi theo. Họ là đội ngũ quan trọng trong việc vận động người dân di dời đến các khu tái định cư, tham gia các hoạt động giữ gìn an ninh biên giới, góp phần ổn định tình hình an ninh, chính trị”, Thượng tá Phạm Tùng Lâm, Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh khẳng định.

Mới đây (tháng 7/2018), khi tiếp đoàn đại biểu, trực tiếp gặp gỡ, trò chuyện với 32 đại biểu là các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc của tỉnh, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh ghi nhận những đóng góp, mong muốn các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh tiếp tục phát huy vai trò nêu gương, vận động Nhân dân tích cực sản xuất, hướng tới xóa nghèo bền vững; góp phần truyền bá, lưu giữ những giá trị văn hóa phong phú, đặc sắc của dân tộc mình; đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, đóng góp vào thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Hôm nay, ở các bản làng vùng cao Nam Đông, A Lưới, màu xanh của những cánh rừng tràm, cây cao su và vô vàn những cánh đồng chuối, sắn đã trải dài tít tắp. Nhiều ngôi nhà kiên cố mọc lên. Cuộc sống của người dân ngày càng khởi sắc, trong đó có “công lớn” của những già làng, trưởng bản, người có uy tín đã luôn đồng hành, sát cánh với Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các xã vùng cao Nam Đông, A Lưới.

ANH PHONG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp

A Lưới chủ động lồng ghép các nguồn lực từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp; xây dựng và phát triển ngành nông nghiệp từng bước theo hướng toàn diện, góp phần nâng cao đời sống của người dân và góp phần giảm nghèo bền vững.

A Lưới đột phá trong phát triển nông nghiệp
Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản

Đó là nội dung của hội thảo diễn ra ngày 29/10 tại TP. Huế do Trung tâm Nghiên cứu Phát triển xã hội (CSRD) phối hợp tổ chức, thông qua dự án “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng phát triển thuỷ sản-mô hình nuôi cá lồng tại huyện A Lưới”. Đại diện lãnh đạo Trung tâm Phát triển bền vững tài nguyên nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu (CEWAREC) và CSRD dự, chỉ đạo hội thảo.

Hiểu Luật An ninh nguồn nước để nuôi trồng thuỷ sản
San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ

Ngày 18/10, Hạt Quản lý đường bộ Bình Điền (Công ty CP Quản lý và xây dựng Đường bộ Thừa Thiên Huế) cho biết đã tiến hành lập biên bản xác lập vụ việc, hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đối với một hộ dân trên địa bàn.

San lấp mặt bằng vi phạm hành lang an toàn tuyến quốc lộ
Return to top