ClockThứ Hai, 03/08/2015 14:01

Một lòng với biển

TTH - Gắn bó với biển từ thuở nhỏ, giờ tóc bắt đầu ngả màu sương nhưng ông vẫn một lòng với biển, quyết bám biển đến lúc nào còn có thể. Ông là Nguyễn Tuấn (53 tuổi, thôn Cự Lại Trung, xã Phú Hải, huyện Phú Vang), một điển hình trong phong trào thi đua yêu nước.

Vượt qua bạo bệnh

Không dễ gặp được lão ngư Nguyễn Tuấn, bởi ông chỉ trở về nhà vào những ngày trăng sáng, sau chuyến đi biển dài ngày. Tôi phải hẹn trước với người nhà của ông mới có cơ hội tiếp chuyện. Đúng chất dân biển thứ thiệt, trước mặt tôi là một lão ngư lưng trần, da đen sạm, tiếng nói ồm ồm. Ông bảo: “Tui mới cập cảng vào hôm qua, sau chuyến biển kéo dài hơn 20 ngày với các bạn thuyền”.
Ông Tuấn tu sửa lại tàu chuẩn bị cho chuyến vươn khơi mới
Sinh ra ở vùng quê ven biển, từ nhỏ ông gắn bó với con thuyền, ngọn sóng. Ông kể, 12 tuổi, theo cha tập tành đi biển. Hồi đó, đi biển bằng những chiếc thuyền nhỏ, sử dụng loại máy D15, “bủa” cá, tôm trong lộng, không có máy móc hiện đại nên phải phán đoán hướng cá bằng mắt thường. Cha ông là một tay đi biển có tiếng ở Phú Hải nên mỗi chuyến biển trở về tôm cá luôn đầy khoang.
Năm 1986 ông lấy vợ. Hai năm sau ông dốc hết vốn liếng sắm con tàu công suất 74 CV bám biển. Kể từ thời điểm này, ông cùng bạn thuyền chuyển từ đánh bắt gần bờ sang đánh bắt xa bờ. “Vừa mới lập gia đình, tui bàn với vợ sắm một con tàu lớn để vươn khơi. Rứa là tui vét hết tiền nong trong nhà để mua chiếc tàu có công suất 74 CV. Mua thời điểm đó tốn đến 60 cây vàng nhưng vì nghiệp biển đã ngấm vào máu thịt nên tui đành “đánh liều”. Kể từ lúc đó, những chuyến biển cho nhiều cá tôm hơn hẳn”, ông Tuấn cho biết.
 
Năm 2005, ông một lần nữa “đánh liều” khi mạnh dạn đầu tư mua con tàu gần 1 tỉ đồng có công suất 450CV để vươn khơi. Ông Tuấn chia sẻ: “Khi Nhà nước có những chính sách hỗ trợ để ngư dân vươn khơi bám biển, tui mạnh dạn vay 400 triệu đồng cộng với nguồn vốn tự có mua lại chiếc tàu rồi đem về cải hoán, nâng cấp, sửa chữa lại. Trước đây, chỉ cần chiếc thuyền có công suất nhỏ cũng có thể cho đầy cá tôm, nhưng hiện nay, muốn sống được với biển thì cần phải đầu tư”. 
Mải miết với biển đến năm 2010, ông bị chẩn đoán mắc phải căn bệnh hở van tim, buộc phải thay van tim. Lúc này, nghiệp đi biển tưởng chừng như đứt đoạn với con người say mê sóng nước. Nhưng chiếc tàu của ông không vì thế mà “đắp chiếu” nơi bến cảng. “Nghe thông tin từ bác sĩ, tui buồn lắm. Bị bệnh bắt buộc phải lên bàn mổ và tiếp tục điều trị trong một thời gian dài. Cả đời, chỉ có đi biển mới mang lại niềm vui cho tui, phải nằm một chỗ tui không can tâm. Chiếc tàu mới mua chưa được bao lâu thì tui bị bệnh. Để tàu không nằm bờ, tui động viên con trai và các bạn thuyền tiếp tục vươn khơi”, ông Tuấn tâm sự.
Ca mổ thành công tốt đẹp. Chính giữa ngực ông Tuấn vẫn còn vết sẹo gần cả gang tay. Nhưng điều may mắn là sau những ngày tháng điều trị, ông đã trở lại được với biển. “Mổ xong, tích cực tập luyện để lấy lại sức khỏe. Đến năm 2012, sức khỏe dần hồi phục và tui tiếp tục bám biển cho đến bây giờ”.
 
“Xuất thân từ gia đình nghèo nhưng với bản tính cần cù, sáng tạo, ông Nguyễn Tuấn là một điển hình sản xuất giỏi, giải quyết 10 lao động tại địa phương. Đặc biệt, ông đã vượt qua bệnh tật để vươn lên. Nghị lực của ông là tấm gương sáng cho mọi người noi theo. Ông cũng luôn tham gi tốt các phong trào của địa phương, xây dựng gia đình văn hóa, góp phần xây nếp sống văn hóa ở quê hương”, ông Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch UBND xã Phú Hải nhận xét.
Đánh bắt là cách khẳng định chủ quyền biển đảo
Nói về thành quả sau mỗi chuyến biển, ông Tuấn tự hào: “Trong đời đi biển của tui chưa có chuyến biển mô lỗ hết. Xui lắm thì cũng ngang vốn”.
Sau mỗi chuyến biển trên dưới 20 ngày, tàu của ông thường thu được từ 20-30 tấn cá các loại, trừ chi phí thu về khoảng 200 triệu đồng. “Mỗi năm tui chỉ ở nhà tầm 2 tháng, 10 tháng còn lại lênh đênh trên biển. Chuyến biển ít nhất thu được 10-15 tấn cá, có chuyến trúng đậm thu được đến 50-60 tấn cá các loại. Sau khi chia cho các bạn thuyền, mỗi năm tui thu về được tầm 2 tỉ đồng”, ông Tuấn cho biết.
Thâm niên 40 năm đi biển, bên cạnh niềm vui, ông cũng nhận không ít đắng cay từ nghiệp sóng nước. Đó là những sự cố suýt mất mạng trên biển, là những ngày tháng quyết tâm bám ngư trường dẫu có lúc bị ngư dân Trung Quốc rượt đuổi. “Kỷ niệm trong đời đi biển nhiều lắm. Mới năm ngoái đây, trong khi đánh bắt cách đất liền tầm hơn 100 hải lý, tàu của tui bị sét đánh, chao đảo, tụi tui suýt rơi xuống nước, các loại máy móc hư hỏng nặng, thiệt hại hơn 300 triệu đồng. Lần đó, may mắn là không có ai bị thương nặng. Sau khi Nhà nước hỗ trợ 100 triệu đồng, tui đã sửa chữa lại các loại máy móc. Hay tui vẫn nhớ những lần đánh bắt tại các ngư trường phía Bắc, Hoàng Sa bị các tàu Trung Quốc đuổi nhưng vẫn quyết tâm bám ngư trường”, ông Tuấn bày tỏ.
Với ông Tuấn, bám biển không chỉ để nối nghiệp tổ tiên để lại, không chỉ để mưu sinh mà còn góp phần bảo vệ, khẳng định chủ quyền. Ông Tuấn tâm sự: “Tui cũng thường xuyên coi ti vi, đọc báo, cũng có biết những “sự cố” trên biển gần đây, chính những thông tin đó khiến tui càng quyết tâm bám biển. Vùng biển của mình thì mình phải vươn khơi đánh bắt. Đánh bắt cũng là cách để khẳng định chủ quyền vùng biển. Bây giờ, tui đã có tuổi, chỉ đủ sức đi biển trong vòng hơn chục năm nữa thôi. Tui hướng con trai tiếp quản con tàu ni, nếu thuận lợi sẽ đầu tư cải hoán, nâng cấp công suất của tàu lên thêm nữa để con trai vươn khơi đánh bắt”.
 
Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dấu ấn đảng viên trẻ

Xác định vai trò là đội dự bị tin cậy của Đảng, những năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã tập trung bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên trẻ tiêu biểu, là hạt nhân nòng cốt cho hoạt động Đoàn, Hội, Đội và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Dấu ấn đảng viên trẻ
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ (7/5/1954-7/5/2024)
Chiến thắng Điện Biên Phủ với các dân tộc thuộc địa

Trong bài “Nhân ngày kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ” đăng trên báo Nhân Dân số 3690 ra ngày 7/5/1964, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Điện Biên Phủ như là một cái mốc chói lọi bằng vàng của lịch sử. Nó ghi rõ nơi chủ nghĩa thực dân lăn xuống dốc và tan rã, đồng thời phong trào giải phóng dân tộc khắp thế giới đang lên cao đến thắng lợi hoàn toàn”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ với các dân tộc thuộc địa
KỶ NIỆM 120 NĂM NGÀY SINH TỔNG BÍ THƯ TRẦN PHÚ (1/5/1904-1/5/2024)
Nhà lý luận chính trị xuất sắc của Đảng

Tổng Bí thư Trần Phú, học trò tài năng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người Cộng sản kiên trung và là nhà lãnh đạo, nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta. Với 27 tuổi đời, hơn 5 năm đứng trong hàng ngũ của Đảng, gần 1 năm làm Tổng Bí thư, đồng chí đã để lại những di sản quý báu, những bài học có ý nghĩa sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam.

Nhà lý luận chính trị xuất sắc của Đảng
Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được phê duyệt và công bố rộng rãi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là tiền đề, điều kiện hàng đầu để tổ chức triển khai thực hiện một cách nghiêm túc, đồng bộ và hiệu quả.

Hiện thực hóa quy hoạch thành phố trực thuộc Trung ương
An toàn cho người dân và du khách

Kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5 bắt đầu cũng là lúc các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh và công an các đơn vị, địa phương trong tỉnh đồng loạt triển khai các phương án đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, trật tự an toàn giao thông cho người dân và du khách.

An toàn cho người dân và du khách
Return to top