ClockChủ Nhật, 27/08/2023 10:12

Nhiều hệ lụy từ tài nguyên lậu

TTH - Đúng theo quy luật cung cầu - mặt hàng nào khan hiếm thì giá sẽ cao. Nhiều nguồn tin cho hay những ngày vừa qua, cát tại đồng bằng sông Cửu Long “khan hiếm lạ thường”. Nó cũng hé lộ ra một thông tin là sự khan hiếm này có liên quan đến vụ khai thác cát lậu ở An Giang và ngay Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường An Giang cũng bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc câu kết với mỏ cát khai thác trái phép.

Cát nhân tạo dần thay thế cát tự nhiênXúc 0,1m3 cát, bị phạt 25 triệu đồngChấn chỉnh tình trạng khai thác cát trái phép trên sông Ô LâuNgăn chặn khai thác cát trên thượng nguồn sông Tả Trạch

 Một điểm tập kết cát vừa được khai thác ở Thừa Thiên Huế

Có cảm giác như hễ cứ đụng đến tài nguyên, chẳng hạn như cát, đất san nền, đá xây dựng… là có chuyện lợi dụng để thu lợi bất chính. Doanh nghiệp được phép khai thác không lợi dụng kiểu này thì cũng lợi dụng kiểu khác, như khai thác quá khối lượng, quá diện tích cho phép; lượng cát bán ra có một phần không xuất hóa đơn… Mặc dù giá đã niêm yết, nhưng khi khan hiếm thì nâng giá theo các kiểu không minh bạch. Còn chuyện vận chuyển thì rất nhiều vấn đề nữa. Bây giờ việc giám sát tải trọng xe được thực hiện chặt chẽ hơn, chứ trước đây chuyện chở quá tải là chuyện bình thường. Xe cứ ùn ùn chạy làm hư hỏng đường sá, khả năng gây mất an toàn giao thông là rất cao. Không ít trường hợp người dân bằng các cách khác nhau chặn đường không cho xe đi, chặn sông không cho khai thác cát vì sợ sụt lở đất, mất vườn… làm phát sinh những vấn đề xã hội.

Cách đây mấy tháng là ở Quảng Nam cũng có những biến động về nguồn cung cát và giá cát tương tự khi nhiều mỏ cát tạm thời đóng khai thác để phục vụ cho công tác điều tra, kiểm tra. Và nhiều sai phạm của việc khai thác cát cũng được chỉ ra. Qua công tác điều tra một số doanh nghiệp khai thác cát, Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam chỉ ra rằng: “Công tác quản lý khai thác cát, sỏi của các địa phương và cơ quan chức năng vô cùng lỏng lẻo, gây thất thoát khoáng sản rất lớn. Chính quyền có cả bộ máy và hệ thống giám sát nhưng thực tế gần như không giám sát được”. Những tình trạng sai phạm tương tự trong công tác khai thác tài nguyên, nếu không nói là phổ biến thì nó cũng là số nhiều xảy ra ở nhiều địa phương.

Nay thì tình trạng khai thác cát lậu đã ít đi rất nhiều. Bản chất của nó không phải sự vụ lợi tài nguyên quốc gia, sự tham lam của nhiều người mất đi mà vì nhiều địa phương đã hết nguồn cát, hoặc là nguồn cát đã khan hiếm.

Vụ khan hiếm cát ở đồng bằng sông Cửu Long ngay tức thì sau khi vụ án khai thác cát lậu ở An Giang bị khởi tố cho thấy, vai trò của cát lậu với thị trường, cụ thể là giá cả. Cát lậu đã tham gia một phần rất lớn vào nguồn cung. Nếu không chiếm một “thị phần” lớn thì nó đã không “chi phối” lên giá cả thị trường mạnh mẽ như vậy. Bao nhiêu tài nguyên của đất nước mất đi, nguồn lợi rơi vào tay tư nhân có lẽ chúng ta không thể thống kê được. Bởi thống kê là ai, là ngành chức năng. Ở cấp tỉnh có lẽ là Sở Tài nguyên & Môi trường; ở Trung ương là bộ với tên gọi tương tự. Ngành này không quản lý tốt được tài nguyên thì làm sao có con số thống kê chính xác được. Nhưng chắc chắn đó là con số không hề nhỏ!?

Dù muốn dù không thì chúng ta phải công nhận một thực tế, các doanh nghiệp khai thác cát (hoặc các tài nguyên khác) cũng không thể một mình “tự tin” đi như sáng trăng được, mà có thể (khả năng này xảy ra rất cao) là sự tiếp tay của những người có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý Nhà nước. Không phải là vô cớ để Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Nam đưa ra nhận định: “Chính quyền có cả bộ máy và hệ thống giám sát nhưng thực tế gần như không giám sát được”. Không phải là vô cớ để Giám đốc Sở Tài Nguyên & Môi trường tỉnh An Giang bị khởi tố… Chính quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước. Những người có vai trò trong bộ máy chính quyền mà lơ là trong công tác quản lý thì tài nguyên đã mất, huống hồ là bắt tay để cho dòng chảy tài nguyên lậu chảy được trơn tru!? Rõ ràng, phải cần tìm ra được một cơ chế: giám sát của giám sát, giám sát chéo, giám sát thường xuyên, liên tục để kiểm soát được quyền lực ở đây mới mong tài nguyên của quốc gia đỡ bị bòn rút.

Nguồn cát lậu (tài nguyên lậu nói chung) ngoài làm mất tài nguyên đất nước, làm hư hỏng một số cán bộ, làm giàu bất chính cho một số người; trong một số trường hợp trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra sạt lở; làm phát sinh các vấn đề xã hội… thì nó còn làm cho thị trường méo mó. Quá nhiều vấn đề từ những chữ “tài nguyên lậu”.

Bài: Nguyên Lê - Ảnh: H. Diệu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thuốc lá thế hệ mới - hệ lụy khó lường

Những năm gần đây, dù đã có nhiều cảnh báo về tác hại và các vấn đề xung quanh, song việc sử dụng thuốc lá điện tử ở một bộ phận, nhất là giới trẻ vẫn diễn ra âm ỉ. Lợi dụng việc này, các đối tượng phạm tội đã pha trộn một số chất ma túy thế hệ mới vào tinh dầu của thuốc lá điện tử. Tuy đã được khuyến cáo về tác hại của các loại thuốc lá thế hệ mới nhưng nhiều người vẫn chủ quan, dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc.

Thuốc lá thế hệ mới - hệ lụy khó lường
Hệ lụy từ sau những bản án về ma túy

Chỉ vì siêu lợi nhuận trước mắt mà nhiều người bất chấp, lún sâu vào con đường phạm tội “Buôn bán trái phép chất ma túy”. Gieo rắc “cái chết trắng”, hủy hoại biết bao con người, phá vỡ hạnh phúc nhiều gia đình, những bị cáo này đáng phải nhận bản án nghiêm khắc của pháp luật.

Hệ lụy từ sau những bản án về ma túy
Xúc 0,1m3 cát, bị phạt 25 triệu đồng

Khai thác trái phép 0,1m3 cát trên sông Ô Lâu đoạn qua xã Phong Bình, huyện Phong Điền, ông V.V.K bị cơ quan chức năng xử phạt 25 triệu đồng.

Xúc 0,1m3 cát, bị phạt 25 triệu đồng
Hệ lụy từ những lá bài

Hiện nay, nhiều bạn trẻ tìm đến bói bài Tarot để giải quyết những khó khăn mắc phải trong cuộc sống, công việc hay tình cảm.

Hệ lụy từ những lá bài
Return to top