ClockThứ Năm, 12/08/2021 06:45

Bản lĩnh quyết đoán của người lãnh đạo

TTH - Trong bất cứ hoàn cảnh nào, người lãnh đạo đều cần phải có tính quyết đoán trong xử lý những vấn đề lớn, phức tạp, có tính chất quan trọng. Yêu cầu cao nhất là cần có những quyết định chính xác, đúng mức, đúng thời điểm, mang lại hiệu quả cao nhất.

Những khoảnh khắc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với người dân Bình ĐiềnĐại tướng Võ Nguyên Giáp với Huế trong “đường về Thăng Long”Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo chiến dịch Trị Thiên - Huế

Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang bàn kế hoạch tác chiến cho từng trận đánh. Với cách đánh “đánh chắc, tiến chắc”, quân ta thực hiện “vây lấn” Tập đoàn cứ điểm từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Quyết đoán là đưa ra quyết định nhanh chóng, không do dự, e dè. Người quyết đoán đòi hỏi phải được trang bị đủ kiến thức, có năng lực, có trách nhiệm cao và khả năng vận dụng thực tế khi đưa ra những quyết định trong công việc, xử lý tình hình.

Quyết đoán là thể hiện dũng khí của người đứng đầu, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích của tập thể. Tất cả những quyết định đó trong bất luận hoàn cảnh nào cũng phải đúng luật, không vì quyền lợi cá nhân, không được chủ quan, suy diễn dẫn đến sai lầm khi quyết định.

Quyết đoán khác với độc đoán, mất dân chủ, càng không phải làm liều, bất chấp mọi hậu quả mà là sự suy xét khoa học trên cơ sở nắm chắc vấn đề, dự đoán đúng xu hướng, tình thế. Quyết đoán trên cơ sở tự tin chính mình nhưng phải biết lắng nghe những ý kiến người khác, những ý kiến trái chiều, không để chi phối bởi hoàn cảnh, tình cảm cá nhân.

Đối với người lãnh đạo, chỉ huy quyết đoán là đức tính cần thiết, mang tính bản lĩnh nhằm mang lại hiệu quả, lợi ích cao nhất cho tập thể. Cho nên, đòi hỏi người lãnh đạo phải được trang bị và khai thác tốt nhất tố chất của người đứng đầu trong trách nhiệm, quyền hạn của mình.

 Trong chiến tranh hay trong hòa bình đều cần có những quyết định có tính quyết đoán của người chỉ huy, lãnh đạo. Thiếu phẩm chất này có nhiều khi gây bất lợi công tác, gây thiệt hại cho tập thể hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của cán bộ dưới quyền.

Trong hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm, phức tạp, càng cần tính quyết đoán của người lãnh đạo, chỉ huy. Nhớ lời dặn của Bác Hồ với cụ Huỳnh Thúc Kháng trước khi đi Pháp năm 1946: “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, đã trở thành câu nói nổi tiếng về bản lĩnh quyết đoán, đặt niềm tin của một người lãnh tụ. 

Một điển hình khác, đó là quyết định của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi thay đổi chiến thuật trong chiến dịch Điện Biên Phủ, từ kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” đến quyết định “đánh chắc, tiến chắc” là một quyết định “trăn trở”, “khó khăn” nhất trong cuộc đời binh nghiệp như Đại tướng nhắc lại trong hồi ký của mình. Đó là quyết định đúng đắn trên cơ sở phân tích thế mạnh, điểm yếu của ta và địch, được xem như  một “chiến thuật tác chiến lịch sử” làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ.

Ở tầm cao hơn, khi chuẩn bị cho Đại hội 6 (năm 1986), Đảng ta quyết định chuyển mô hình kinh tế từ tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Quyết định đó mang tính lịch sử sâu sắc, chưa có tiền lệ, thể hiện quyết đoán của Đảng vào thời điểm đó và ngày càng được chứng minh bằng những thành tựu to lớn đối với đất nước như ngày hôm nay. Nếu Đảng ta không đổi mới tư duy, không chuyển đổi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chắc chắn đất nước sẽ ngày càng tụt hậu, nghèo đói, thậm chí đi đến sụp đổ như nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác.

Ngược lại với bản lĩnh quyết đoán là e dè, cầu an, nhu nhược, thiếu bản lĩnh, làm theo khuôn mẫu, thiếu tư duy để đưa ra những quyết định cần thiết. Không ít lãnh đạo đứng trước một vấn đề nào đó, biết đúng nhưng vẫn do dự, e dè, chờ thời; biết sai, sẽ thất bại nhưng không dám ngăn cản.

Người lãnh đạo thiếu quyết đoán đồng nghĩa với an phận, thiếu dũng khí, không dám nghĩ, dám làm, sợ sai. Họ chỉ làm theo kế hoạch, lối mòn, tuân theo chỉ đạo một cách máy móc, thậm chí quyết định những vấn đề biết là sai, không có hiệu quả nhưng đã lồng ý đồ cá nhân để mưu cầu lợi ích riêng. Ở đây, quyết đoán cũng cần có sự trung thực, cân bằng, minh bạch giữa lý trí và tình cảm, không bị chi phối bởi tình cảm cá nhân, chỉ biết lợi cho cá nhân, “lợi ích nhóm” mà quên đi lợi ích tập thể. Đã có không ít lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật, dính vào vòng lao lý trong thời gian qua vì những quyết định vượt quá thẩm quyền, trái pháp luật vì quyền lợi bản thân và lợi ích nhóm. Nhà nước đang phải xử lý 12 dự án hàng ngàn tỷ đồng bị “đắp chiếu”, “thua lỗ” trong thời gian qua là hệ quả từ những quyết định sai lầm của 1 số lãnh đạo có trách nhiệm trong quản lý vốn của nhà nước.

Trong điều kiện hiện nay, Đảng, Nhà nước đã phân cấp, phân quyền, người lãnh đạo được chủ động quyết định những vấn đề thuộc thẩm quyền, làm những việc pháp luật không cấm, không trái với đạo đức công vụ. Điều đó cũng có nghĩa là cho phép được quyết định những gì thấy đúng, vì lợi ích chung, chỉ còn là ý chí và quyết tâm mạnh dạn làm hay không mà thôi!

Bên cạnh rèn luyện phẩm chất đạo đức, tích lũy kiến thức, người cán bộ lãnh đạo cần phải nâng cao bản lĩnh quyết đoán, tận dụng thời cơ tốt nhất. Không làm được đồng nghĩa với chấp nhận thất bại hoặc có thể gây ra những tác hại đáng tiếc cho tập thể và xã hội. Người cán bộ có bản lĩnh trong xử lý công việc, giải quyết được khó khăn, phức tạp càng làm cho mọi người nể phục, nâng cao được uy tín. Vấn đề quan trọng là công tác tổ chức phải đặt cán bộ đúng sở trường, đủ tự tin và bản lĩnh. Những người không đủ tâm và tầm sẽ khó trông chờ vào những quyết định mang tính quyết đoán trong mọi việc.

NGUYỄN PHƯỚC KHÁNH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ

Khi Chiến dịch Điện Biên Phủ (ĐBP) bắt đầu, mặc dù Thừa Thiên Huế còn là vùng “tạm chiếm” của đối phương, nhưng rất nhiều người con của Cố Đô, do chuyển ra các tỉnh phía bắc từ trước, đã tham gia Chiến dịch ĐBP trên nhiều cương vị khác nhau. Trong số đó, có 3 nhân vật do chút “duyên” quen biết, từ nhiều năm trước...

Ba người con Cố đô ở Điện Biên Phủ
Hoa nở trên chiến trường xưa

Sau Chiến thắng Điện Biên Phủ (ĐBP) năm 1954, Điện Biên bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Từ chỗ là chiến trường đổ nát, hoang tàn, bằng nỗ lực của cấp ủy Đảng, chính quyền, quân và dân các dân tộc trong tỉnh dựng xây, phát triển, ĐBP hôm nay đang vươn mình mạnh mẽ, từng bước phấn đấu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội (KT-XH) của khu vực Tây Bắc.

Hoa nở trên chiến trường xưa
Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ

Trước giờ khai Lễ Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên, nhiều người dân Điện Biên trải qua một đêm không ngủ để chờ đón sự kiện trọng đại của đất nước.

Điện Biên rộn ràng trước giờ khai lễ
Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), trong những ngày qua, trên các trang điện tử của các tờ báo lớn như Pasaxon - Cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; Thông tấn xã Lào; Đài Phát thanh Quốc gia Lào đều có các bài viết ca ngợi về chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top