ClockThứ Sáu, 04/09/2015 07:22

Nên giữ nguyên quy định về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên

TTH - Từ các dấu hiệu cơ bản của tội phạm với đặc điểm cơ bản của người chưa thành niên nói chung, Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1999 quy định: “Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên tuy phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm nhưng họ vẫn được hưởng chính sách về hình sự của người chưa thành niên (ví dụ hình phạt cao nhất đối với họ chỉ đến 18 năm tù...)”.

Th.S, Luật gia Hoàng Ngọc Thanh

Tuy nhiên, một số ý kiến góp ý trong dự thảo luật lần này cho rằng, cần phải chỉ rõ những tội phạm cụ thể mà người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự, cụ thể như các tội giết người, hiếp dâm, hiếp dâm trẻ em, cưỡng dâm trẻ em, cướp tài sản, cướp giật tài sản và tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng được quy định tại một số điều trong BLHS.

Các quan điểm sửa đổi cho rằng, trong BLHS hiện hành các tội phạm mà trẻ em phải chịu trách nhiệm hình sự là khá rộng và quan trọng hơn là quy định này không rõ ràng, minh bạch, nên bản thân các em không thể hoặc khó có thể biết được chính xác khi nào thì hành vi bị coi là tội phạm. Và điều đó dẫn đến công tác phòng ngừa không đạt hiệu quả?

Một số ý kiến khác lại cho rằng cần có biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội như: khiển trách (Điều 91), hòa giải tại cộng đồng (Điều 92), giám sát, giáo dục tại gia đình hoặc giám sát, giáo dục tại cơ quan, tổ chức (Điều 93).

Những ý kiến nói trên cho rằng, các quy định mới đó là cần thiết để tiếp tục thực hiện chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự theo tinh thần Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về cải cách tư pháp.

Tôi không đồng ý hoàn toàn với các ý kiến trên khi cho rằng việc sửa đổi là cần thiết để tiếp tục thực hiện chủ trương nhân đạo hóa hoặc tăng tính hướng thiện trong chính sách xử lý hình sự... Bởi, chủ trương nhân đạo hóa là một nguyên tắc cơ bản trong BLHS và trong toàn bộ chính sách hình sự của Nhà nước ta không chỉ áp dụng riêng cho vị thành niên...

Do đó, khi quan tâm đến vị thành niên thì chúng ta, toàn bộ xã hội (trong đó gia đình và nhà trường là môi trường quan trọng nhất) hãy quan tâm đến quá trình phát triển từ những ngày đầu khi các em mới lên ba. Cần có những định hướng khoa học cho họ hướng thiện, đặc biệt là những tháng năm họ lớn lên (ở tuổi 14 - 15 - 16...) và khi mới trưởng thành. Còn nếu chỉ đặt ra là nhân đạo đối với một số ít vị thành niên phạm tội thì ai sẽ thực hiện chủ trương nhân đạo với đa số vị thành niên khác và toàn bộ công dân trong một xã hội.

Tôi nhất trí cần phải có chính sách hình sự riêng xuất phát từ đặc điểm về tâm - sinh lý của vị thành niên theo BLHS năm 1999, họ không thể bị xử lý như người đã thành niên. Cụ thể, họ không chịu mức án chung thân, tử hình hoặc tùy thì mức tối đa chỉ là 18 năm... là đủ. Và qua đó cần phải bảo đảm tính nghiêm minh trong thực hiện chính sách này chính sách hình sự đối với người chưa thành niên được quy định tại Chương XVI BLHS năm 1999.

Từ những phân tích trên, chúng tôi nghĩ rằng các ý kiến đưa ra cho việc góp ý sửa đổi BLHS đối với vị thành niên như đã nêu trên là không cần thiết và không chừng làm rối thêm cho việc áp dụng pháp luật nói chung và qua đó có thể dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm xảy ra trong một hoàn cảnh mà tội phạm do vị thành niên gây ra đang có dấu hiệu tăng lên.

Như vậy, chúng ta nên giữ nguyên như các quy định của BLHS năm 1999 quy định về chính sách hình sự đối với vị thành niên. Đồng thời cần có giải pháp phù hợp liên quan đến việc giáo dục, định hướng cho họ trong quá trình phát triển đi đến trưởng thành. Mặt khác, phải có cơ chế riêng cho việc cải tạo, giáo dục đối với các vị thành niên đã có hành vi phạm tội tại trại giam cũng như tại gia đình và xã hội. Cần đặc biệt lưu ý khi nói đến việc thực hiện chủ trương nhân đạo hóa thì trước hết phải là nhân đạo đối với toàn xã hội, không có sự nhân đạo độc lập nào dành riêng cho một chủ thể có hành vi thực hiện tội phạm. Riêng đối với vị thành niên phạm tội thì chính sách nhân đạo đó đã nằm trong chính sách hình sự đối với họ theo quy định của BLHS.

Hải Huế(ghi)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

13 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác

Ngày 6/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phú Vang tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

13 tập thể, cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo Bác
Nhân phẩm đạo đức là yếu tố quyết định của người lãnh đạo

Phẩm chất đạo đức của người cán bộ, đảng viên không tự nhiên mà có, nó là kết quả của tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu kiên trì. Người không tự giác giữ được cho bản thân sẽ đi đến suy thoái, biến chất, nhất là khi được trao cho chức vụ, quyền hạn. Đó là quy luật tất yếu. Thời gian chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng khóa 14 và nhiệm kỳ 2025-2030 cần được lưu tâm nhiều hơn cho vấn đề này.

Nhân phẩm đạo đức là yếu tố quyết định của người lãnh đạo
Return to top