ClockThứ Ba, 10/10/2017 05:56

Phát huy truyền thống, phát triển “Hà Nội vì cả nước”

TTH - Trong quá trình phát triển ngàn năm, Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội đã chứng kiến, ghi nhận nhiều chiến công, những mốc son lịch sử chói lọi của Thủ đô nói riêng, dân tộc nói chung. Ngày 10/10/1954 là một trong những mốc son đáng nhớ đó, là bước ngoặt lịch sử có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ phát triển mới cho Thủ đô và đất nước. Phát huy truyền thống tự hào, suốt 63 năm qua, quân và dân Hà Nội luôn đoàn kết một lòng, sáng tạo, đổi mới, phát triển Thủ đô xứng đáng là “trái tim hồng” của cả nước, trên tinh thần “Hà Nội vì cả nước”.

Cầu Nhật Tân - một biểu tượng mới của Hà Nội

Khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vừa khai sinh, thực dân Pháp đã gây hấn tại Nam bộ, rồi phát động chiến tranh ra cả nước ta. Đáp lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, quân và dân Hà Nội đã “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.

Tối 19/12/1946, Hà Nội nổ phát súng mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc. Sau 9 năm cùng cả nước kháng chiến, Hà Nội đã góp phần quan trọng buộc thực dân Pháp ký Hiệp định Geneva công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia và rút quân khỏi miền Bắc nước ta.

Sáng 10/10/1954, hàng vạn người dân Hà Nội đã xuống đường chào đón đoàn quân giải phóng từ “5 cửa ô tiến về” trong niềm vui sướng vỡ oà. Từ nay người dân đã thực sự làm chủ vận mệnh của mình, phấn khởi đi vào xây dựng xã hội chủ nghĩa. Đó là những hình ảnh mãi khắc ghi trong tim người Hà Nội với niềm tự hào bất diệt.       

Thực hiện lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cả nước nhìn về Thủ đô ta. Thế giới nhìn vào Thủ đô ta. Tất cả chúng ta phải ra sức giữ gìn trật tự an ninh, làm cho Thủ đô ta bình yên, tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, quân và dân Hà Nội tiếp tục lập nên những chiến công to lớn, đóng góp tích cực cho sự nghiệp thống nhất đất nước, xây dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Cùng cả nước bước vào thời kỳ đổi mới, Thủ đô Hà Nội tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong, gương mẫu, là đầu tàu phát triển, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội cả nước, có đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, hiện đại, văn minh. Sự phát triển của Hà Nội được cả thế giới ghi nhận, được UNESCO công nhận là “Thành phố vì hòa bình”.

Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội khoá XII về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, từ 1/8/2008, Hà Nội đã có thêm thế và lực mới để phát triển ngày càng toàn diện, đồng bộ. Trong bối cảnh tình hình của thế giới nói chung, cả nước nói riêng gặp không ít khó khăn, thời gian qua, Hà Nội vẫn giữ được đà tăng trưởng kinh tế ở mức cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, đóng góp vào kết quả chung của cả nước. Thành phố có nhiều mô hình kinh tế mới, cách làm mới, sáng tạo, nổi bật là đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường thu hút đầu tư. Hà Nội xếp thứ 3/63 tỉnh, thành phố về chỉ số cải cách hành chính và về mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin. Trật tự văn minh đô thị chuyển biến tích cực. Chương trình trồng mới 1 triệu cây xanh đã và đang được triển khai đồng bộ, thành phố ngày càng xanh - sạch - đẹp. Hà Nội dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới với 73,8% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Công tác chăm lo an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo luôn được quan tâm, chú trọng. Tỷ lệ hộ nghèo dự kiến giảm xuống chỉ còn khoảng 1,7% vào cuối năm 2017. Thành phố cũng dẫn đầu cả nước về chỉ số phát triển con người với nhiều thành tích trong văn hoá, giáo dục, y tế, thể thao, nhất là chất lượng giáo dục đào tạo hệ phổ thông và bậc mầm non. Việc ban hành, thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa của cán bộ, công chức, viên chức nơi công sở, quy tắc ứng xử nơi công cộng từng bước khiến Hà Nội trở thành thành phố đáng sống bởi sự thanh lịch văn minh ngày càng được bồi đắp. Lượng du khách quốc tế đến Hà Nội trong những năm qua liên tục tăng. Năm 2016, Hà Nội được bình chọn vị trí thứ 8/25 điểm đến hấp dẫn nhất thế giới. Trong 9 tháng đầu năm 2017, lượng du khách tăng 23,5%.

Với tinh thần “Hà Nội vì cả nước. Cả nước vì Hà Nội”, thời gian qua Hà Nội đã chủ động mở rộng, đẩy mạnh liên kết phát triển với các tỉnh, thành trên toàn quốc. Các nhà đầu tư Hà Nội đã có mặt ở khắp vùng miền cả nước. Ở chiều ngược lại, Hà Nội là thị trường tiêu thụ nông sản, đặc sản vùng miền đầy tiềm năng của các địa phương…Không chỉ giao thương kinh tế, nhiều hoạt động giao lưu văn hóa được thúc đẩy thông qua các hội chợ, lễ hội văn hóa các địa phương đã và đang liên tục được xúc tiến.

Tiềm năng của Hà Nội và mỗi tỉnh, thành phố nói riêng, cả nước nói chung còn rất lớn. Phát huy tiềm năng đặc biệt này là trách nhiệm chung và Hà Nội – “trái tim”, đầu tàu của cả nước sẽ tiên phong, nỗ lực không chỉ vì Hà Nội mà còn vì cả nước.

Phương Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguồn nhân lực chất lượng cao: Gỡ điểm nghẽn để phát triển

Phát triển nguồn nhân lực (NNL) chất lượng cao gắn với xây dựng các kỹ năng nghề thuộc các lĩnh vực kinh tế trọng điểm là hướng đi cần thiết của Thừa Thiên Huế trong việc thực hiện hiệu quả các đề án, chương trình, kế hoạch trên hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Nguồn nhân lực chất lượng cao Gỡ điểm nghẽn để phát triển
Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp

Chọn hướng đi phù hợp, làm giàu trên chính quê hương của mình, đó là cách những hội viên phụ nữ xã Quảng Phú (Quảng Điền) kiên trì, khẳng định bản thân mình trên con đường khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Phát triển kinh tế nhờ hướng đi phù hợp
Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế

Việc áp dụng các chính sách trong quá trình thực hiện Nghị quyết 43 của Quốc hội đã giúp tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt được nhiều kết quả; tuy nhiên, thực tiễn áp dụng cũng đang gặp nhiều khó khăn, cần giải pháp tháo gỡ.

Mở rộng cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top