ClockThứ Tư, 17/04/2019 19:31

Tập trung huy động nguồn lực thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia

TTH.VN - Đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình công tác năm 2019 của Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ ký Quyết định 421/QĐ-TTg ban hành.

Đánh giá kết quả các chương trình mục tiêu quốc gia

Mục đích của Chương trình nhằm tăng cường công tác chỉ đạo từ trung ương tới địa phương; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả và kịp thời giữa các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong công tác tham mưu, đề xuất chính sách, giải pháp tổ chức quản lý, điều hành thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia góp phần phấn đấu hoàn thành mục tiêu đặt ra trong năm 2019 của từng chương trình mục tiêu quốc gia.

Mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới phấn đấu cả nước có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới và có xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu; có ít nhất 70 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí; mỗi tỉnh có ít nhất 1 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, hoàn thành sớm mục tiêu kế hoạch 5 năm trong năm 2019.

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước bình quân 1-1,5%/năm, riêng các huyện nghèo, xã nghèo giảm 4%/năm, hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 3-4%/năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người thuộc hộ nghèo, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước cuối năm 2020 tăng lên 1,5 lần so với cuối năm 2015; giải quyết dứt điểm không còn hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách ưu đãi người có công.

Một trong những nội dung, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình là triển khai đồng bộ các giải pháp huy động nguồn lực để thực hiện hai chương trình mục tiêu quốc gia. Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn thông qua hình thức lồng ghép các chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn; tập trung đầu tư cho các địa phương thuộc vùng đặc biệt khó khăn, vùng nhiều đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện tín dụng chính sách xã hội, tín dụng cho vay nông nghiệp, nông thôn góp phần thực hiện các mục tiêu của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung, dự án thành phần thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia; công khai các nguồn lực đầu tư, hỗ trợ giúp đỡ người dân tiếp cận các nguồn vốn và chuyển giao kỹ thuật vào sản xuất; hỗ trợ liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho người dân, tạo sinh kế cho người nghèo. Nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về nông nghiệp, nông thôn và chính sách giảm nghèo bền vững.

Đẩy mạnh triển khai đồng bộ và có hiệu quả các chương trình, đề án, nội dung chính sách được lồng ghép, tích hợp vào thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, đối với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã, tập trung ở những xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; ưu tiên huy động các nguồn lực để hỗ trợ triển khai Đề án hỗ trợ thôn, bản thuộc các xã khó khăn xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững.

Đối với Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo và thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất

Lãi suất tiết kiệm tại các ngân hàng đang có xu hướng điều chỉnh tăng, dù con số điều chỉnh vẫn ở ngưỡng thấp. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra lo ngại nếu lãi suất huy động tiếp tục được điều chỉnh sẽ gây áp lực lên nền kinh tế khi hoạt động kinh doanh của người dân, doanh nghiệp mới chỉ có dấu hiệu phục hồi.

Lãi suất huy động tăng, người dân lo ngại áp lực lãi suất
Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách

Cùng với nguồn vốn phân bổ từ Trung ương hay vốn ủy thác từ chính quyền các cấp sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) phục vụ cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay vốn, nguồn vốn huy động từ người dân, doanh nghiệp và các tổ chức cũng góp một phần quan trọng nâng cao chất lượng đời sống người dân, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Huy động tiền gửi tạo nguồn lực cho tín dụng chính sách
Return to top