ClockThứ Tư, 23/03/2016 11:16

Niềm vui và hy vọng

TTH - Không chỉ đem lại niềm vui, tiếng cười cho bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế, chương trình “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” giúp các bệnh nhân có thêm niềm tin, nghị lực và hy vọng vào cuộc sống.

Phòng bệnh trở nên vui tươi hơn nhờ những bức ảnh đẹp về cuộc sống được treo trên tường

Quên đi bệnh tật

Ít ai biết chương trình mang đầy tính nhân văn này là ý tưởng của một cô gái nhỏ nhắn là cựu sinh viên Trường đại học Sư phạm Huế - Nguyễn Thị Hương Giang. Từng là một bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế, Giang rất hiểu những giá trị tinh thần đem lại niềm vui lớn thế nào đối với bệnh nhân. “Thời gian em nằm viện, lúc buồn em lại lấy đàn ghita ra chơi. Mọi người rất thích. Ngày nào em mệt không chơi đàn, nhiều người lại hỏi sao không chơi cho vui?”, Giang kể. Sau khi xuất viện, Giang ấp ủ phải làm một điều gì đó đem lại niềm vui cho bệnh nhân. Tình cờ biết ở Đà Nẵng có Dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng” có hiệu ứng xã hội rất tốt, Giang đã kết nối với dự án này để hình thành Dự án “Một bức tranh - Nhiều hy vọng” tại Huế. Nhóm sinh viên tình nguyện mang tên Thảo Mộc do Giang làm trưởng nhóm đã ra đời sau đó với 50 thành viên là sinh viên tình nguyện đến từ các trường đại học, cao đẳng tại Huế.

Một bức ảnh được treo dọc hành lang lên khoa Ung bướu

Kể từ chương trình “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” đầu tiên dành cho bệnh nhân khoa Ung bướu được Nhóm sinh viên tình nguyện Thảo Mộc phối hợp với Công đoàn Trường đại học Y Dược Huế tổ chức vào tháng 10/2015, đến nay định kỳ hàng tháng chương trình lại được tổ chức và mở rộng đối tượng phục vụ ra hầu hết các khoa trong bệnh viện. Điểm đặc biệt là bên cạnh những tiết mục ca nhạc vui tươi, sôi nổi do các sinh viên tình nguyện và doanh nhân tài trợ thể hiện, chương trình còn có lời ca tiếng hát của chính các bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. “Hát cho bệnh nhân tôi nghe” thực sự trở thành món ăn tinh thần ý nghĩa đối với các bệnh nhân đang điều trị tại đây bởi chính những lời ca tiếng hát vui tươi đã giúp bệnh nhân vượt qua và quên đi mọi đau đớn của bệnh tật.

Đừng gục ngã nhé

Tại chương trình Hát cho bệnh nhân “tôi nghe” lần thứ 5 mới đây, nhóm Thảo Mộc còn tổ chức một triển lãm ảnh đặc biệt trưng bày 40 bức ảnh đẹp về cuộc sống ngay trong khuôn viên bệnh viện. Mỗi bức ảnh đều có một thông điệp ý nghĩa bên dưới nhằm động viên tinh thần của bệnh nhân, giúp bệnh nhân có thêm niềm hy vọng và lạc quan vào cuộc sống. Trước đó, 30 bức ảnh đẹp về phong cảnh và con người đã được các sinh viên tình nguyện của nhóm treo dọc cầu thang, hành lang và các phòng bệnh tại khoa Ung bướu. “Việc treo ảnh xuất phát từ ý tưởng trong truyện Chiếc lá cuối cùng của O.Henry. Bệnh nhân khi vào bệnh viện nhìn 4 bức tường trắng rất sợ. Em muốn không gian trong các phòng bệnh và bệnh viện trở nên màu sắc hơn, tạo phương pháp trị liệu và mang lại hy vọng cho người bệnh. Em hy vọng sẽ có thêm nguồn ảnh để treo ở nhiều Khoa trong bệnh viện nữa”, Giang nói. Bên cạnh 30 bức ảnh, tại khoa Ung bướu còn có những giá sách nhỏ với hơn 450 đầu sách do nhóm Thảo Mộc xin tài trợ để bệnh nhân của khoa có thể đọc miễn phí và thư giãn sau những cơn trị liệu đau đớn.

Hương Giang bảo, mình luôn tâm niệm cái gì có khả năng thì sẽ cố gắng làm hết sức. Niềm hạnh phúc của cô bạn nhỏ nhắn này  là “cùng bạn đi hết chặng đường. Đừng gục ngã nhé. Nhiều điều kỳ diệu đang đợi bạn ở phía trước”, như thông điệp bên dưới một bức ảnh dễ thương treo ở Khoa Ung bướu được rất nhiều bệnh nhân yêu thích.

THANH VÂN

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn:
Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực

Tối 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện chương trình “Thay lời tri ân” năm 2024, với chủ đề “Hy vọng”. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV1.

Người thầy biến nhiều điều chúng ta hy vọng thành hiện thực
Ghép tế bào gốc đồng loại: Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi

Từ cảnh phải truyền máu mỗi tháng, hai bệnh nhi ở TP. Đà Nẵng có cơ hội hòa nhập cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc đồng loại. Lần đầu tiên ở miền Trung-Tây Nguyên và là đơn vị thứ ba trên toàn quốc triển khai kỹ thuật phức tạp này, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế mở ra hướng điều trị cho trẻ bị suy tủy, suy giảm miễn dịch bẩm sinh, ung thư tái phát…

Ghép tế bào gốc đồng loại Mang lại cuộc sống mới cho bệnh nhi
Nghị lực của chàng trai Pa Cô

Dám theo đuổi ước mơ làm giàu trên miền đất khó, chàng trai trẻ người Pa Cô Nguyễn Văn Mạnh, trú tại xã Hồng Thái, huyện A Lưới đã trở thành tấm gương sáng về sự kiên trì và nghị lực. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, anh Mạnh không chỉ thoát nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ khá giả nhờ tinh thần lao động bền bỉ và sự sáng tạo trong chăn nuôi, trồng trọt.

Nghị lực của chàng trai Pa Cô
Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn

Sáng 25/9, Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ bảo trợ trẻ em (CTXH-QBTTE) phối hợp với Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Quỹ Hy vọng tổ chức chương trình trao học bổng cho học sinh khuyết tật, học sinh là nạn nhân chất độc da cam của các huyện, thị xã, TP. Huế và trẻ em là con ngư dân có hoàn cảnh khó khăn của 2 huyện Quảng Điền và Phú Lộc.

Trao 108 suất học bổng cho học sinh khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam và khó khăn
Return to top