ClockChủ Nhật, 04/10/2015 10:25

Ông Phạm Thế Duyệt: “Cần có kênh để dân giới thiệu nhân sự cho Đảng“

TTH.VN - Ông Phạm Thế Duyệt: Trước khi Trung ương làm nhân sự khóa mới, nên có kênh của quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, giới thiệu những nhân sự quan trọng cho Đảng.

Dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đang được đưa ra lấy ý kiến và nhận được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân.

Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho biết, nội dung ông quan tâm nhất trong Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII là vấn đề xây dựng Đảng, những nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn 5 năm tới.

Dân cần phải được biết Đảng đang lãnh đạo như thế nào

“Văn kiện nên làm nổi bật vấn đề xây dựng Đảng, làm nổi bật nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn tới khác giai đoạn vừa rồi như thế nào? Phải nêu thật rõ ràng. Cùng với đó, cần làm rõ tinh thần kiểm điểm của  Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư với việc triển khai Nghị quyết, chứ không chỉ phản ảnh tình hình chung chung. Tôi cũng mạnh dạn đề xuất cả phần kiểm điểm của Ban Chấp hành Trung ương cũng được đưa vào báo cáo Chính trị. Nội dung kiểm điểm cần đưa vào báo cáo của Đại hội để toàn dân được biết Đảng đang lãnh đạo như thế nào?”- ông Phạm Thế Duyệt nói.
ong pham the duyet: "can co kenh de dan gioi thieu nhan su cho dang" hinh 0
Ông Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam

Theo ông Phạm Thế Duyệt, đây là Đại hội Đảng 5 năm mới có một lần, nên Đảng cần chú trọng sự kiểm điểm, sự đánh giá đúng và chưa đúng, được và chưa được như vậy sẽ thể hiện được sự lãnh đạo của Đảng, tinh thần phê và tự phê của Đảng. “Báo cáo này là của toàn dân chứ không phải nội bộ Đảng, phải báo cáo cho rõ những vấn đề này. Bởi sự thật là không chỉ toàn dân ta mà cả thế giới họ cũng đang rất quan tâm”.

Ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, báo cáo cũng cần thể hiện rõ Đảng trong hệ thống chính trị, Đảng xây dựng bộ máy Nhà nước, Đảng xây dựng MTTQ Việt Nam và các đoàn thể nhân dân. “Nói rõ như thế để các bộ phận có trách nhiệm cùng với Đảng thực hiện nhiệm vụ trong bộ máy chính trị. Có như thế mới thực sự coi Mặt trận là liên minh chính trị, coi Mặt trận là đại diện cho nhân dân để xây dựng khối đại đoàn kết. Dựa vào Mặt trận để xây dựng các ý định lớn của Đảng, xây dựng chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ngang tầm với sự lãnh đạo của mình”.

Phải chỉ rõ “một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái” là ai?

Ông Phạm Thế Duyệt cũng cho rằng, cần chú trọng nội dung xây dựng, chỉnh đốn Đảng để xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh. Đảng cần coi trọng thực sự vấn đề giám sát và phản biện xã hội. “Tôi thấy tiếc vì không còn được làm, thực sự tôi tâm huyết với vấn đề này. Không có dân thì làm sao chống được tham nhũng, hạn chế được sự suy thoái trong Đảng? Tôi rất suy nghĩ hệ thống Đại hội thi đua yêu nước vừa qua tổng kết các tổ chức kể cả chính trị-xã hội, kể của các đơn vị, tôi chưa thấy ở nơi nào tôi vinh đối với những người chống tham nhũng, tiêu cực. Chúng ta cứ nói nhiều đến các vấn đề khác nhưng có một vấn đề không quan tâm là phải biểu dương những điển hình đương đầu với những suy thoái trong xã hội. Vì vậy, chúng ta cần coi trọng sự vào cuộc của người dân, cần phải khen thưởng thỏa đáng những người dân dũng cảm trong chống tham nhũng và suy thoái, thực sự coi trọng và phát huy vai trò của người dân”- ông Phạm Thế Duyệt nói.

Ông Phạm Thế Duyệt cho rằng, lúc nào chúng ta cũng nói “một bộ phận không nhỏ cán bộ suy thoái, báo chí cũng đã đưa rất nhiều nhưng không biết “bộ phận không nhỏ” đó là ai. “Bộ phận ấy là rất ít, nhưng lại không chỉ ra được, càng ở trên lại càng không có “bộ phận không nhỏ” đó”.

Theo ông Phạm Thế Duyệt, công tác nhân sự là của Trung ương nhưng lại là việc của toàn dân. Vì thế trước khi Trung ương làm nhân sự khóa mới, nên có kênh của quần chúng nhân dân đóng góp ý kiến, giới thiệu những nhân sự quan trọng cho Đảng. Những người dự kiến là nhân sự quan trọng cũng nên có cách thức để nhận dân đóng góp ý kiến, thể hiện chính kiến của nhân dân. Có như thế mới có đội ngũ cán bộ đủ tâm, đủ tầm, có trình độ được nhân dân tin tưởng, mong muốn.

“Vai trò của Mặt trận đại diện cho nhân dân đối với công  tác nhân sự là rất quan trọng, không nên chỉ thể hiện ở việc hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội của Mặt trận sau Đại hội, mà cần thể hiện ý kiến trước Đại hội. Tôi mong đại hội XII sẽ là một Đại hội thể hiện được nhiều dấu ấn sâu sắc với nhân dân”- ông Phạm Thế Duyệt nhấn mạnh./.

Minh Hòa/VOV.VN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ký ức một thời

Cứ đến tháng Ba, tháng Tư hằng năm là những ký ức về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giành thắng lợi lại có dịp ùa về trong mỗi người đã một thời “vào sinh ra tử”, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Đó là những kỷ niệm một thời đạn bom, gian khổ nhưng rất đỗi tự hào. Sự tự hào ấy của họ đã làm nên sức mạnh để góp phần giải phóng quê hương, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30/4/1975.

Ký ức một thời
Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh

Việc triển khai giảng dạy môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh (QPAN) theo hướng thiết thực, hấp dẫn người học, sát yêu cầu thực tế và mang lại hiệu quả cao... là yêu cầu đặt ra cho Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh, Đại học Huế cũng như đội ngũ giáo viên, giảng viên.

Tạo hứng thú trong môn học Giáo dục quốc phòng, an ninh
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ

Nhằm giành lại thế chủ động trên chiến trường Đông Dương, thực dân Pháp xác định Điện Biên Phủ là địa bàn có ý nghĩa chiến lược; vì vậy, ngày 20/11/1953, quân Pháp nhảy dù chiếm giữ Điện Biên Phủ để khống chế một phần Tây Bắc, củng cố Thượng Lào.

Nghệ thuật sử dụng pháo binh trong trận “quyết chiến chiến lược” Điện Biên Phủ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Return to top