ClockThứ Năm, 12/11/2020 15:04

Bố trí lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở phù hợp thực tế

TTH.VN - Sáng 12/11, tham gia đóng góp ý kiến Dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT) ở cơ sở, đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cơ bản nhất trí sự cần thiết ban hành Luật. Việc xây dựng Luật này đặt trong tổng thể việc triển khai thực hiện xây dựng Công an xã, thị trấn chính quy.

Nên giao cho công an đào tạo, sát hạch, cấp bằng lái xeHôm nay, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm ba thành viên Chính phủ và Thẩm phán Tòa án nhân dân tối caoBa nhóm chính sách nhằm khắc phục bất cập, hạn chế của Luật Phòng, chống ma túyLuật Bảo vệ môi trường phải đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người dânKỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Vì mục tiêu cao nhất cải thiện chất lượng môi trườngNgày 21/10, Quốc hội thảo luận dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) và Luật Biên phòng Việt NamChuyển giao thế hệ là quy luật tất yếu

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa tham gia thảo luận về Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Ảnh: Linh Trọng 

Theo dự án luật, Chính phủ đề xuất thống nhất tên gọi của ba lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng và công an xã bán chuyên trách thành một với tên gọi lực lượng bảo vệ ANTT ở cơ sở, có con dấu riêng. Tổng số lực lượng này trong phạm vi toàn quốc là 750.000 người.

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa cho rằng, trước yêu cầu bảo đảm ANTT trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước… Vì vậy, việc đề nghị xây dựng, ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở là cần thiết.

Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp tới ANTT, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở; có nhiều nội dung liên quan đến công tác tổ chức, vị trí pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; kinh phí, ngân sách bảo đảm; một số nội dung của dự thảo Luật chưa thống nhất với quy định của một số luật hiện hành.

Dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến các tổ chức tự nguyện, tự quản, các mô hình khác của quần chúng nhân dân đang tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở; một số nhóm chính sách mới trong Luật chưa được Chính phủ đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, sát thực tiễn.

Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương để có thời gian tổng kết, đánh giá sự cần thiết cũng như tính khả thi của chính sách trước khi ban hành Luật.

Đại biểu đề nghị cân nhắc việc ban hành Luật này vì cho rằng hiện nay đã thực hiện chính quy Công an xã, đã đảm nhiệm các nhiệm vụ của Công an xã bán chuyên trách khi Luật Công an nhân dân có hiệu lực; lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở chỉ là một trong nhiều lực lượng, tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ ANTT và cơ bản chỉ có nhiệm vụ “tham gia” cùng lực lượng Công an chính quy, đề nghị Chính phủ nghiên cứu ban hành nghị định quy định việc sử dụng Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở.

Đại biểu cho rằng, các quy định về tuyển chọn, thành lập, công nhận chức danh; nơi làm việc, trang bị, trang phục, phù hiệu, giấy chứng nhận và các chế độ, chính sách khác trong dự thảo Luật có thể được hiểu là “chuyên nghiệp hóa”, “chính quy hóa” lực lượng này. Đề nghị Chính phủ nghiên cứu đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi của Luật.

Đề nghị Chính phủ rà soát, đánh giá chính xác số liệu về lực lượng Công an xã bán chuyên trách, Bảo vệ dân phố và Dân phòng hiện nay; phân tích, đánh giá cụ thể hơn về nguồn kinh phí cần thiết để đảm bảo cho lực lượng này hoạt động làm căn cứ trình Quốc hội cho ý kiến.

Đại biểu cho rằng, nhiệm vụ của lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở rất nặng nề, cần cân nhắc về nhiệm vụ của lực lượng này. Đồng thời, quy định rõ cơ chế phối hợp của lực lượng này với các lực lượng khác và khi tình huống xảy ra thì ai ra lệnh.

Kỳ họp này là kỳ họp cuối nhiệm kỳ, thời gian rất ngắn, Quốc hội cần dành nhiều thời gian cho hoạt động tổng kết nhiệm kỳ, trong khi dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở có nhiều nội dung quan trọng, liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân và liên quan đến quy định của một số luật khác; một số nội dung cần được khảo sát, nghiên cứu kỹ, nên đề nghị Quốc hội cân nhắc thông qua dự án Luật này vào thời điểm phù hợp.

Thái Bình (lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở

Ngày 17/6, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 18, HÐND tỉnh khóa VIII đã thông qua Nghị quyết về quy định tiêu chí thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự (ANTT); tiêu chí về số lượng thành viên tổ bảo vệ ANTT và một số chế độ, chính sách đối với lực lượng tham gia bảo vệ ANTT ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.

Thông qua mức hỗ trợ lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở
Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang

Thôn Lai Hà, xã Quảng Thái (huyện Quảng Điền) vừa ra mắt mô hình "Liên gia khu dân cư Lai Hà tham gia công tác bảo vệ khu vực bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ nguồn lợi thủy sản và đảm bảo an ninh trật tự".

Ra mắt mô hình bảo tồn thiên nhiên trên phá Tam Giang
Lòng đường không thể là... gara

Ô tô nhiều, phương tiện xe máy nhiều mà chỗ đậu đỗ thiếu hoặc không có là sự bất cập, thậm chí trở thành vấn nạn, gây bức xúc cho xã hội...

Lòng đường không thể là  gara
Nhiều mô hình thiết thực trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc

Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (ANTQ); Ngày hội đoàn viên, người lao động năm 2023 diễn ra ngày 28/7 tại Khu Công nghiệp Phú Bài (TX. Hương Thủy). Hoạt động do Công an tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế, công nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức.

Nhiều mô hình thiết thực trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc
Nên… “bế mạc”

Công trình đã không đeo được thì tấm biển gắn tên đơn vị chịu trách nhiệm cũng nên… “bế mạc”, chứ cứ để vậy, ông đi qua bà đi lại nhìn vào, trông rất phản cảm.

Nên… “bế mạc”

TIN MỚI

Return to top