ClockThứ Bảy, 24/10/2020 11:14

Luật Bảo vệ môi trường phải đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người dân

TTH.VN - Sáng 24/10, Quốc hội tiến hành phiên thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi). Tham gia phiên thảo luận, đại biểu Phạm Như Hiệp, Đoàn ĐBQH Thừa Thiên Huế cho rằng, Luật Bảo vệ môi trường phải đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp và người dân.

Bảo vệ môi trường song hành phát triển kinh tếKiểm soát tốt từ khâu lựa chọn đến vận hànhChung tay khắc phục hậu quả sau bão số 5Vệ sinh môi trường đón học sinh trở lại lớp đúng thời gian và an toànBảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dânViệc làm thiết thực bảo vệ môi trường sống cho cả cộng đồngThay đổi thói quen, bảo vệ môi trường

Đại biểu Phạm Như Hiệp phát biểu góp ý về dự thảo Luật Bảo vệ môi trường

Tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường

Về giải thích từ ngữ, theo đại biểu Phạm Như Hiệp là cần thiết, tuy nhiên với 51 mục theo đại biểu là quá nhiều, vì luật không phải là từ điển. Do vậy, nếu từ ngữ quá thông dụng và rõ nghĩa thì không cần phải giải thích. Một số nội dung giải thích có trùng lặp cần rút gọn để dễ hiểu và bớt rối hoặc có thể rút gọn để liền mạch.

Ở mục "Nguyên tắc bảo vệ môi trường" quy định tại Điều 4, đại biểu Phạm Như Hiệp đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung quy định nguyên tắc công khai, minh bạch trong việc thực thi chính sách pháp luật về môi trường. “Việc công khai, minh bạch cần được thực hiện trong cả chính sách và sử dụng các nguồn kinh phí như: Quỹ Bảo vệ môi trường, Tín dụng xanh, Trái phiếu xanh... Qua đó, tạo lòng tin đối với người dân và doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường” - đại biểu Phạm Như Hiệp nhấn mạnh.

Về trách nhiệm thực hiện quản lý chất lượng môi trường không khí quy định tại Điều 14, tại khoản 3, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung cụm từ “Chất lượng môi trường không khí” và “gây tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng” để đảm bảo tính chặt chẽ của luật. Vì tùy theo mức độ ô nhiễm để cơ quan chức năng sẽ có cảnh báo phù hợp với cộng đồng, tránh trường hợp gây hoang mang và tâm lý bất an trong người dân.

Đại biểu đề nghị viết lại như sau: “UBND cấp tỉnh xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí của địa phương; đánh giá, theo dõi chất lượng môi trường không khí và công khai thông tin chất lượng môi trường không khí; cảnh báo cho cộng đồng và triển khai các biện pháp xử lý trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm gây tác động xấu đến sức khỏe của cộng đồng; tổ chức thực hiện biện pháp khẩn cấp trong trường hợp chất lượng môi trường không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng trên địa bàn quản lý.”

Đại biểu Phạm Như Hiệp thống nhất với các quy định trong dự thảo luật về việc tham vấn cộng đồng và cơ quan liên quan tại mục đánh giá tác động môi trường và giấy phép môi trường tại Chương IV. Quy định như dự thảo đảm bảo việc tham vấn được thực hiện đúng người, đúng đối tượng và đảm bảo trách nhiệm của các bên liên quan. Tuy nhiên, đề nghị tại điểm a, khoản 3 cần điều chỉnh lại để đảm bảo tính khách quan của hoạt động tham vấn cộng đồng.

Đại biểu đề nghị bổ sung như sau: “Chủ dự án chịu trách nhiệm thực hiện tham vấn cộng đồng và cơ quan liên quan trong quá trình đánh giá tác động môi trường (của dự án theo quy định của Luật này); hoạt động tham vấn cộng đồng được thực hiện thông qua các đơn vị có năng lực, độc lập được chủ dự án thuê hoặc hợp đồng theo quy định của pháp luật”.

Chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường

Về thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại Điều 36b, đại biểu thống nhất với phương án 2.

“Sự tham gia phối hợp thẩm định của các Bộ, ngành theo quy định của phương án 2 chính là đảm bảo việc đánh giá các tác động môi trường phù hợp với quy hoạch chung của vùng hoặc cả nước. Ngoài ra, sự tham gia thẩm định của các Bộ, ngành sẽ góp phần đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình đánh giá, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường” - đại biểu nêu ý kiến.

Về Giấy phép môi trường tại Mục 4b1, Chương IV, đại biểu thống nhất với phương án 1 đưa ra, đó là: Chỉ dùng 1 loại giấy phép môi trường trong đó bao gồm cả nội dung cấp phép xả nước thải vào công trình thủy lợi, thay thế 6 loại giấy tờ thủ tục hành chính cấp phép về môi trường. Đồng thời, quy định trong nội dung giấy phép môi trường đối với trường hợp có xả nước thải vào công trình thủy lợi phải có các yêu cầu bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Đại biểu phân tích phương án này là phù hợp vì hiện nay, nhiều thủ tục hành chính gây tốn kém thời gian và phiền hà cho các doanh nghiệp, điều này đã gây ảnh hưởng cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. Do đó, phương án tích hợp các loại giấy phép môi trường vào chung làm một sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp rút gọn các thủ tục hành chính; giảm bớt thời gian, chi phí để đảm bảo cho công tác sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, đối với việc “Xả nước thải vào công trình thủy lợi” đã được quy định trong Luật Thủy lợi, theo phương án được Chính phủ trình sẽ không bỏ quy định này, mà tích hợp nội dung xả nước thải vào các công trình thủy lợi vào trong giấy phép môi trường. Vì vậy, thực chất đây chỉ là việc rút gọn các thủ tục nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo các quy định chặt chẽ về bảo vệ môi trường, nhất là đối với các đơn vị có nhu cầu xả nước thải vào các công trình thủy lợi.

Thái Bình (lược ghi)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
Giá vàng 'nhảy múa', đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng

Khoảng hơn 3 tuần nay, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn liên tục tăng cao. Giá vàng nhẫn điều chỉnh nhanh hơn và theo nhịp tăng của thế giới còn giá vàng miếng SJC phụ thuộc vào giá bán của Ngân hàng Nhà nước. Hiện, giá bán vàng miếng ở mốc 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong vòng 4 tháng qua. Bên cạnh đó, giá vàng nhẫn cũng ở mức gần 89 triệu đồng/lượng, cao nhất trong lịch sử. Ngân hàng Nhà nước cho biết giá vàng trong nước hiện chỉ cao hơn thế giới 5-7%.

Giá vàng nhảy múa , đại biểu Quốc hội kiến nghị thành lập sàn giao dịch vàng
Thảo luận Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi):
Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

Tại phiên thảo luận tại hội trường về Dự thảo Luật Di sản văn hoá (sửa đổi) chiều 23/10, Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã dẫn chứng về công tác bảo tồn, trùng tu di sản Huế để góp ý cho dự thảo.

Phân cấp, phân quyền tạo ra hiệu quả cao trong trùng tu di sản

TIN MỚI

Return to top