ClockThứ Ba, 21/12/2021 17:57

Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, chủ thể trong xây dựng và thực thi pháp luật

TTH.VN - Ngày 21/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai công tác tư pháp năm 2022. Tại Thừa Thiên Huế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng đại diện các sở, ban, ngành, địa phương cùng tham dự.

Đẩy mạnh hợp tác pháp luật và tư pháp Việt Nam-Nga xứng tầm quan hệTriển khai chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XVViệt Nam thực thi nhiều chính sách để bảo đảm quyền con ngườiChấn chỉnh tình trạng lợi dụng danh nghĩa báo chí để hoạt động trái pháp luậtTriển khai định hướng của Bộ Chính trị về Chương trình Xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XVChủ tịch Quốc hội chủ trì tọa đàm về xây dựng hệ thống pháp luậtKý quy chế phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý thị trườngChỉ vì không kiềm chế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cùng lãnh đạo các sở, ngành tại điểm cầu Thừa Thiên Huế

Bối cảnh đặc biệt đòi hỏi giải pháp đặc biệt

Tại hội nghị, Bộ Tư pháp cho rằng, việc phòng chống dịch và nhiều nhiệm vụ khác không có tiền lệ, bối cảnh đặc biệt đòi hỏi những giải pháp đặc biệt, vượt quá khung khổ pháp luật hiện hành.

Các Bộ, ngành đã giúp Chính phủ xây dựng, trình Quốc hội thông qua 7 Luật, Nghị quyết. Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Bộ tham mưu giúp Chính phủ xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 8 Luật để trình Quốc hội xem xét. Các Bộ, ngành trình Chính phủ, Thủ tướng chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 784 văn bản.

Chất lượng thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được nâng cao; tiến độ được đẩy nhanh hơn nhiều so với trước, nhất là các văn bản liên quan tới công tác phòng chống dịch. Bộ Tư pháp đã thẩm định 232 dự thảo; tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ thẩm định 634 dự thảo; các sở tư pháp thẩm định 4.904 dự thảo và 1.879 dự thảo do các phòng tư pháp thẩm định.

Chỉ số cải thiện chất lượng các quy định của pháp luật thuộc Bộ chỉ số Đổi mới sáng tạo của Việt Nam tăng 6 bậc. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, cải cách hành chính trong chỉ đạo, điều hành được ngành Tư pháp đặc biệt chú trọng; nhiều hoạt động chuyển sang thực hiện trực tuyến.

Tại Thừa Thiên Huế, năm 2021, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, nhưng công tác tư pháp được triển khai có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả cao. Nổi bật là công tác xây dựng văn bản QPPL được tiến hành bài bản hơn ngay từ khâu lập đề nghị xây dựng văn bản đến xây dựng và ban hành văn bản; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật được đổi mới bằng giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin; công tác hoà giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật được đẩy mạnh, góp phần ngăn ngừa các hành vi phạm pháp luật trong cộng đồng dân cư; công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, theo dõi thi hành pháp luật đặc biệt được chú trọng triển khai thực hiện…

Trong năm, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tư pháp thực hiện 60/60 nhiệm vụ do Bộ Tư pháp giao đảm bảo thời gian quy định, không có nhiệm vụ quá hạn. Sở Tư pháp tổ chức 25 đoàn thanh tra, kiểm tra công tác tư pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao; kịp thời hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện; nắm bắt những bất cập, vướng mắc chuyên môn ở cơ sở để chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện.

Tổ chức bộ máy Ngành Tư pháp không ngừng được hoàn thiện, năng lực, trình độ cán bộ, công chức, viên chức Ngành Tư pháp được nâng cao, đào tạo bài bản, chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trong giai đoạn mới.

Môi trường pháp lý phải hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển

Lãnh đạo tỉnh tiếp công dân định kỳ hàng tháng

Phát biểu chỉ đạo hội nghị, về các nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, trước hết, phải nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, để có môi trường pháp lý phù hợp, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra, phát huy giá trị con người Việt Nam, lấy con người là trung tâm, là chủ thể trong xây dựng và thực thi pháp luật, mục tiêu cuối cùng là ấm no, hạnh phúc của nhân dân. Phải tháo gỡ được những khó khăn, nút thắt về thể chế. Trong nền pháp quyền xã hội chủ nghĩa thì mọi hoạt động phải tuân thủ pháp luật, nếu thể chế chưa phù hợp, chưa đi vào thực tiễn, thực tiễn đòi hỏi thì phải mạnh dạn đề xuất, xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện.

Thủ tướng chỉ đạo, tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và vai trò thực thi của các cấp chính quyền, đồng thời mở ra môi trường đổi mới sáng tạo, huy động trí tuệ tập thể, sự đóng góp, ủng hộ của người dân và doanh nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học trong xây dựng, phổ biến, thực thi và giám sát pháp luật.

Đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, coi đây là đầu tư cho sự phát triển, tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng nhân lực làm công tác này; bố trí cơ sở vật chất, không gian làm việc phù hợp, đầu tư về tài chính ngang tầm nhiệm vụ, có chế độ đãi ngộ tương xứng với người làm công tác tư pháp, pháp chế, cân đối, hài hòa, hợp lý với các ngành khác. Lưu ý việc tăng cường tiến độ, chất lượng thi hành án dân sự.

Thủ tướng đề nghị tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng và đảng viên, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức viên chức theo các nghị quyết, kết luận của Trung ương. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số. Tăng cường phân cấp phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với phân bổ nguồn lực hợp lý và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Bộ, ngành Tư pháp phải nâng cao hiệu quả phối hợp với các bộ, các ngành, các địa phương, phát huy trí tuệ tập thể, đặc biệt là của Hội Luật gia, Đoàn Luật sư và các chuyên gia, nhà khoa học, tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong xây dựng và hoàn thiện thể chế. Đồng thời, khuyến khích các bộ, ngành, địa phương mạnh dạn đề xuất để cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn…

Tin, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Rung chuông vàng” nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh

Ngày 7/11, Đồn Biên phòng Nhâm phối hợp Trường THCS Trần Hưng Đạo (A Lưới) tổ chức hội thi “Rung chuông vàng” tìm hiểu pháp luật cho học sinh nhà trường, cha mẹ các em và thành viên tổ tự quản đường biên mốc quốc giới trên địa bàn.

“Rung chuông vàng” nâng cao hiểu biết pháp luật cho học sinh
Tuyên truyền pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam

Chiều 6/11, Đồn Biên phòng Vinh Hiền phối hợp Trường THCS Vinh Hiền (Phú Lộc) tổ chức hội nghị tuyên truyền pháp luật cho giáo viên, học sinh nhà trường, hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam (9/11) và chào mừng 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế (15/12/1964-15/12/2024).

Tuyên truyền pháp luật hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5: Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc

Suốt chặng đường dài vừa qua, HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động tổ chức khảo sát, thu thập thông tin phục vụ thẩm tra các nội dung liên quan đến công tác quy hoạch, chủ trương thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Từ đó, kịp thời ban hành nhiều nghị quyết (NQ) để tạo cơ sở hoàn thành Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 5 Giữ vững vai trò kiến tạo cho xứ sở hạnh phúc
Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4: Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

Nhiều năm qua, Quốc hội đã quan tâm, ban hành nhiều nghị quyết (NQ), kết luận quan trọng để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế, đặc biệt là NQ số 38/2021/QH15 ngày 13/11/2021 (NQ 38) về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là công cụ pháp lý, nền tảng và đòn bẩy quan trọng giúp tỉnh phát triển kinh tế - xã hội.

Những nghị quyết “Thuận lòng trời - Hợp lòng người” và dấu ấn kiến tạo - Kỳ 4 Thực hiện cơ chế đặc thù, mở ra cơ hội phát triển

TIN MỚI

Return to top