ClockThứ Ba, 25/06/2013 16:05

Những cái bẫy tử thần

TTH - Trong phòng chống tai nạn đuối nước trẻ em, một trong những nguyên nhân được đề cập đến là công trường đang xây dựng không có rào chắn an toàn tại các hố nước hoặc công trình đã được thi công xây dựng xong không không bảo đảm việc san lấp các hố nước, tạo nên những hố tử thần làm cho trẻ em bị tai nạn đuối nước.
 
Nhiều vụ đuối nước thương tâm
 
Chỉ trong nửa tháng 5/2013, một loạt các trường hợp tai nạn đuối nước đã xảy ra đối với trẻ em do các hố nước hình thành trong quá trình thi công các công trình xây dựng.
 
Biển báo sơ sài không có rào chắn quanh hố nước công trường là hố tử thần.
 
Hố nước công trường xử lý nước thải kênh Ba Bò đã cướp sinh mạng hai học sinh. Ảnh: An Nhơn
 
Cụ thể, ngày 18/5, hố nước xây dựng công trình bơm cát ở phường Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ làm 2 học sinh thiệt mạng do chết đuối. Ngày 26/5 tiếp tục có 3 học sinh chết đuối trong hố thi công của công trình chỉnh trị sông Quán Trường, thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Thái, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Gần đây, ngày 30/5 cũng có 2 em học sinh chết đuối trong hố nước của công trình xử lý nước thải kênh Ba Bò ở quận Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh...
 
Theo thống kê các năm trước đây, tai nạn đuối nước ở trẻ còn do các em tự ý chơi đùa ở các ao, hồ, sông, suối thiếu sự quản lý của người lớn.
 
Những việc làm đơn giản để ngăn chặn
 
Muốn phòng ngừa thảm họa đuối nước tiếp tục xảy ra đối với trẻ em, biện pháp phải xuất phát từ trách nhiệm của người lớn bằng những việc làm đơn giản. Nếu trẻ em dưới 6 tuổi, phải thường xuyên chú ý để mắt tới trẻ. Không đọc báo, chơi bài, nói chuyện điện thoại hay làm bất cứ một việc gì có thể làm phân tán tư tưởng khi trông nom trẻ ở gần những nơi có các yếu tố nguy cơ gây nên đuối nước như trẻ đang ở trong phòng tắm, cạnh các bể nước, cạnh các hố sâu... Trong trường hợp cần làm một công việc gì đó phải đặt trẻ vào trong cũi bảo vệ và nên thường xuyên nói chuyện với trẻ trong lúc đang làm việc. Không nên để trẻ dưới 10 tuổi trông nom trẻ bé hơn ở trong nhà hoặc những nơi có ao hồ, sông suối, hố nước...
 
Ngoài ra cần làm cho môi trường chung quanh trẻ em bảo đảm an toàn như rào quanh các ao nước, hố nước, rãnh nước ở quanh nhà; làm cổng chắc chắn để trẻ em không tự mở được, giữ cổng luôn luôn đóng; phải làm cửa chắn nếu nhà ở gần ao, hồ, hố nước. Hàng rào, cửa chắn muốn bảo đảm an toàn nên rào dọc, khoảng cách giữa, các thanh rào tối đa chừng 15cm, chiều cao rào tối thiểu chừng 80cm. Cần đổ nước trong các xô, chậu, đồ chứa nước khi không cần dùng. Giếng nước, bể nước, hố nước, hố vôi tôi... phải được đậy kín bằng nắp đậy an toàn, có độ cứng để trẻ dẫm lên không bị lọt xuống. Đối với những vùng lũ nên dùng giường 3 vách, cho trẻ mặc áo phao khi đi trên thuyền; chuẩn bị sẵn các phương tiện cứu hộ như dây thừng, phao cứu sinh ở trong nhà.
 
Lý thuyết là như vậy nhưng trên thực tế, những biện pháp đơn giản này không được người lớn và những người có trách nhiệm, kể cả các cấp chính quyền thực hiện một cách đầy đủ nên tai nạn đuối nước có thể xảy ra đối với trẻ em bất cứ lúc nào và bất kỳ ở đâu. Ai cũng biết rằng, các công trường đang thi công xây dựng không có rào chắn an toàn tại các hố nước hoặc công trình đã xây dựng xong nhưng không bảo đảm việc san lấp các hố nước tại công trường là một trong những nguyên nhân gây ra đuối nước ở trẻ em nhưng có mấy ai quan tâm chỉ đạo thực hiện vấn đề này. Phải có biện pháp xử phạt hành chính một cách nghiêm túc, nặng nề các nhà thầu, đơn vị thi công xây dựng đã gây nên vấn đề này để chủ động ngăn ngừa thảm họa. Đừng để hố nước các công trình xây dựng tiếp tục là các hố tử thần, bẫy lừa trẻ em, học sinh, cướp đi mạng sống vô tội của chúng.
TTƯT.BS. Nguyễn Võ Hinh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phiên tòa giả định: Án giả nhưng hiệu quả thật

Được xây dựng từ các tình tiết của những vụ án có thật, gắn với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ dân cư vùng miền, những “Phiên tòa giả định” (PTGĐ) do các cơ quan tố tụng tổ chức được xem là một trong những mô hình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hiệu quả đối với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là đoàn viên, thanh niên và học sinh, sinh viên.

Phiên tòa giả định Án giả nhưng hiệu quả thật
Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án

Ngày 13/5, thông tin từ Cục Thi hành án dân sự tỉnh cho biết: Chấp hành viên của đơn vị đang hợp đồng với Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh tổ chức đấu giá khách sạn Romance gồm quyền sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất toạ lạc trên đường Nguyễn Thái Học - một vị trí “đắc địa” ở phường Phú Hội, TP. Huế.

Tổ chức đấu giá 2 khách sạn 4 sao để thi hành án
Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên
Thầy giáo mê đỏ đen & cái kết buồn

Với mong muốn có thể đổi đời bằng trúng xổ số lớn, từ một thầy giáo chân chất, Lê Phương Nam (SN 1982, trú xã Vinh Hưng, Phú Lộc) nguyên là giáo viên một trường tiểu học đã lao vào chơi số như con thiêu thân. Khi thiếu tiền túng quẫn, Nam đã lừa đảo xin việc của 9 người với số tiền gần 2,3 tỷ đồng để nướng vào trò may rủi.

Thầy giáo mê đỏ đen  cái kết buồn
Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng đặc biệt, miễn hình phạt tù

Ngày 8/5, Tòa án Nhân dân tỉnh mở phiên tòa xét xử sở thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” đối với Hoàng Văn Đức (SN 1970, trú phường Vĩ Dạ, TP. Huế), nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế (CDC Huế) và Hà Thúc Nhật (SN 1983, trú phường Hương Chữ, TX. Hương Trà) nguyên Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính kiêm Kế toán trưởng CDC Huế.

Hai bị cáo trong vụ CDC Huế được hưởng khoan hồng đặc biệt, miễn hình phạt tù
Return to top