ClockThứ Hai, 08/04/2024 17:59

Thay đổi tội danh vụ án “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh”

TTH.VN - Ngày 8/4, Tòa án Nhân dân tỉnh tuyên án vụ “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” và “Cố ý gây thương tích” đối với hai bị cáo Nguyễn Văn Đoàn (SN 1974) và Phạm Văn Dũng (SN 1991) cùng trú tại xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc.

Dùng gậy gỗ đánh hàng xóm gây thương tích, lãnh án giết ngườiPhạm tội giết người vì châm lửa đốt “tình địch”Dùng hung khí đánh người trọng thương vì bị “nhìn đểu”Khởi tố đối tượng đâm Phó trưởng Công an phường Thủy Vân tội “giết người”

Đoàn và Dũng trước tòa  

Khoảng 16 giờ ngày 18/5/2022, Nguyễn Văn Đoàn, Phạm Văn Dũng, Nguyễn Minh Thảo và Nguyễn Văn Diệu ngồi ăn nhậu tại một quán ở thôn Phú Cường Xuyên, xã Lộc Thủy. Dũng ép uống bia  nhưng Diệu không uống, dẫn đến Dũng và Diệu gây gổ nhau. Thấy vậy, Đoàn và Thảo can ngăn, Thảo đưa Dũng về nhà ông Nguyễn Văn L., cách quán chị Bích khoảng 100 mét rồi quay lại tiếp tục uống bia.

Một lúc sau, Đoàn và Thảo lời qua tiếng lại về chuyện Dũng ép Diệu uống bia rồi hai bên gây gổ, thách thức đánh nhau. Thảo lấy vỏ chai bia ném trúng Đoàn. Đoàn chạy ra chỗ xe máy của mình lấy dao. Thảo thấy vậy liền chạy về nhà ông L. thì bị Đoàn đuổi theo. Đến sân nhà ông L., Thảo và Đoàn xảy ra xô xát. Thảo bị Đoàn chém vào tay phải. Cùng lúc, Dũng đang ngồi uống trà, thấy Đoàn và Thảo đánh nhau liền cầm bình trà bằng sứ đi tới ném trúng mắt trái của Đoàn. Đoàn dùng tay trái ôm đầu, tay phải cầm dao chém nhiều nhát về phía Dũng, gây thương tích ở đầu và tay, sau đó thì được mọi người can ngăn.

Tại bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm Pháp y tỉnh kết luận: Tỷ lệ tổn thương cơ thể chung của Nguyễn Minh Thảo là 39%; tỷ lệ tổn thương cơ thể chung của Phạm Văn Dũng là 21%. Hành vi của Đoàn đã cấu thành 2 tội: “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” đối với hành vi chém Dũng và tội “Cố ý gây thương tích” đối với hành vi chém Thảo. Hành vi Dũng vô cớ dùng bình trà sứ là hung khí gây nguy hiểm ném vào đầu Đoàn gây thương tích 7% đã cấu thành tội “Cố ý gây thương tích”.

Phiên tòa đưa xe xét xử vào ngày 2/4, sau quá trình xét hỏi và xem xét tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, Hội đồng xét xử quyết định nghị án kéo dài.

Đến ngày 8/4, Hội đồng xét xử nhận định: Sau khi bị cáo Dũng ném bình trà vào mắt trái của bị cáo Đoàn, bị cáo Đoàn một tay che mắt, một tay cầm dao chém trúng vào vùng đầu của bị cáo Dũng gây ra nhiều vết thương. Nhưng những vết thương đó khi thẩm định, được nhận định là những vết thương rách da, nông, không thể gây chết người cho dù không được cấp cứu kịp thời. Trên hết là bị cáo Đoàn không có động cơ và ý định giết chết bị cáo Dũng.

Hội đồng xét xử nhận thấy Viện kiểm sát truy tố bị cáo Đoàn tội “Giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh” là không đúng, hành vi của bị cáo Đoàn phạm phải là tội “Cố ý gây thương tích", nên quyết định sửa lại tội danh của bị cáo Đoàn, tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Đoàn 3 năm tù về tội “Cố ý gây thương tích”; bị cáo Phạm Văn Dũng 6 tháng tù về tội “Cố ý gây thương tích” nhưng cho hưởng án treo.

THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mâu thuẫn vì từ chối "cụng ly" dẫn tới chém nhau

Ngày 23/4, Tòa án Nhân dân tỉnh xét xử sơ thẩm vụ án “Giết người” đối với Nguyễn Minh Vũ (SN 1985, trú phường Phú Nhuận); Châu Văn An (SN 1991) và Phạm Văn Phước (SN 1997) cùng trú phường An Đông, TP. Huế.

Mâu thuẫn vì từ chối cụng ly dẫn tới chém nhau
Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích

Sau 3 năm thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án (HGĐTTTA), tòa án nhân dân (TAND) 2 cấp đã chú trọng xây dựng, lựa chọn, kiện toàn đội ngũ hòa giải viên (HGV) là những thẩm phán, thư ký có kinh nghiệm trong tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện của đương sự, nên hiệu quả mang lại khá cao, góp phần ổn định tình hình trật tự xã hội tại địa phương.

Hòa giải, đối thoại tại tòa án mang lại nhiều lợi ích
Return to top