ClockThứ Tư, 31/01/2024 12:03

Vì sao Tòa cấp cao hủy bản án sơ thẩm vụ án cựu giáo viên lừa đảo?

TTH.VN - Tòa án Nhân dân (TAND) cấp cao tại Đà Nẵng vừa mở phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” đối với Hồ Thị Phương Lan (SN 1978, trú tại xã Hương Xuân, huyện Nam Đông).

Kết đắng cho kẻ lừa đảo bằng chiêu góp vốn làm ăn và đặt cọc mua đấtLợi dụng chơi hụi, một đối tượng chiếm đoạt hơn 5 tỷ đồngĐể không bị lừa đảo, cần lưu ý “4 không” – “2 phải”Lừa bán đất kiểu bán "vịt trời”, 3 bị cáo nhận 42 năm tù3 đối tượng lừa đảo tinh vi đã bị bắt

Bị cáo Hồ Thị Phương Lan tại phiên tòa sơ thẩm  

Trước đó, tại phiên tòa sơ thẩm ngày 2/11/2023, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên án Hồ Thị Phương Lan 12 năm tù giam và bị cáo phải trả lại số tiền đã chiếm đoạt của bị hại. Sau đó, bị cáo Lan có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Tại phiên tòa phúc thẩm, bị cáo thay đổi nội dung đơn kháng cáo, bị cáo kêu oan, xin Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm.

Theo bản án sơ thẩm, Hồ Thị Phương Lan (nguyên là giáo viên Trường THCS Dân tộc nội trú Nam Đông), quen biết với bà Lê Nguyễn Xuân T. (SN 1974, là giáo viên ở TP. Huế) từ năm 2019. Trong quá trình này, Lan đã nhiều lần mượn tiền của bà T. Việc mượn tiền và trả tiền đều được chuyển qua tài khoản do 2 người đứng tên.

Trước thời điểm 22/9/2022, Lan nợ của bà T. khoảng 1,35 tỷ đồng; Lan cùng chồng nợ của một ngân hàng ở Nam Đông 2,2 tỷ đồng. Do cần tiền trả nợ và sử dụng vào mục đích cá nhân, Lan thực hiện hành vi chiếm đoạt tiền của bà T.

Cụ thể, Lan đã dùng điện thoại tạo ra một tài khoản zalo “Nhung XD Đức Thịnh” (tài khoản này Lan đã hủy sau khi vay được 5 lần tiền của bà T.) và nhắn tới tài khoản zalo của Lan với nội dụng “muốn vay tiền của Lan để làm ăn vì trong giai đoạn khó khăn”.

Lan chụp lại nội dung trên chuyển cho bà T. và không quên nói dối với bà T. là có người cần vay tiền với lãi suất cao, với mục đích để mượn tiền bà T. Tin tưởng các thông tin và lý do vay tiền là thật, bà T. đã đồng ý cho Lan vay tiền.

Bằng hành vi gian dối của mình, trong khoảng thời gian từ ngày 22/9- 22/11/2021, Lan đã được bà T. 5 lần chuyển tiền, chiếm đoạt của bà T. tổng số tiền là 3,25 tỷ đồng.

Trong quá trình vay tiền, để người bị hại tin tưởng và tiếp tục cho vay Lan đã trả cho bà T. 14 lần với tổng số tiền là 2 tỷ đồng.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Hội đồng xét xử nhận thấy số tiền vay và trả của bị cáo, bị hại chưa thống nhất; việc chia các khoản vay và trả thành 2 giai đoạn để giải quyết là không đúng, vì cần xem xét một cách xuyên suốt để làm rõ vụ việc.

Vì vậy, Hội đồng xét xử tuyên chấp nhận kháng cáo của bị cáo, hủy bản án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra bổ sung.

THÁI SƠN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thông qua Chương trình mục tiêu quốc gia Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (Chương trình MTQG 1719), huyện A Lưới đã đạt được nhiều thành tựu trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần gìn giữ di sản vô cùng quý báu này.

Bảo tồn văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển

Ngày 9/11, tại thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn I (từ năm 2021-2025) khu vực miền Trung - Tây Nguyên và đề xuất nội dung Chương trình giai đoạn II (từ năm 2026 đến năm 2030).

Thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi phát triển
Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

Ngày 7/11, Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, hiện có một số đối tượng mạo danh cơ quan thuế gửi giấy mời người nộp thuế (NNT) làm việc, kiểm tra, thanh tra… nhằm mục đích đánh cắp thông tin doanh nghiệp (DN), thông tin cá nhân phục vụ mục đích xấu.

Cảnh báo giả mạo cơ quan thuế để lừa đảo

TIN MỚI

Return to top