ClockThứ Hai, 10/06/2024 10:56

Thay đổi để nói lên tiếng nói của trẻ em

TTH - Bằng cách đa dạng hóa các hình thức giáo dục, tuyên truyền, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh giúp các thành viên Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” nâng cao kiến thức Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường; từ đó góp phần giáo dục toàn diện, tăng cường kỹ năng sống cho các em.

Gửi yêu thương đến trẻ em yếu thếƯơm mầm cho trẻ em yếu thếSôi động hội thi "Rung chuông vàng" về bảo vệ trẻ em

 Em Lê Bảo Phúc (A Lưới) giành vòng nguyệt quế khi tham gia “Rung chuông vàng”

Bà Trần Thị Kim Loan, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cho biết: Nằm trong khuôn khổ Dự án 8 "Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số (DTTS)”, trong đó có chỉ tiêu đến năm 2025 sẽ thành lập 14 CLB Thủ lĩnh của sự thay đổi tại các xã, huyện vùng dự án là huyện A Lưới, Nam Đông, thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc. 

Ban Thường vụ Hội LHPN tỉnh trực tiếp thành lập điểm 4 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” tại các trường THCS DTNT huyện A Lưới, Trường THCS Trần Hưng Đạo, Trường THCS Quang Trung, huyện A Lưới và Trường bán trú Long Quảng, huyện Nam Đông; đến thời điểm này, đã có thêm 4 CLB được cấp huyện chủ trì hướng dẫn thành lập. Như vậy, toàn tỉnh đã thành lập 8 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”.

Điều đáng mừng, không chỉ tăng lên về số lượng, chất lượng của các CLB cũng được tăng lên, điều đó được minh chứng khi các thành viên CLB đã được nâng cao kiến thức về Quyền trẻ em, các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tuyên truyền. Việc sinh hoạt CLB, đội nhóm để tổ chức các hoạt động vui chơi tập thể, lồng ghép việc cập nhật kiến thức về những vấn đề cấp thiết như bạo lực gia đình, bạo lực học đường, bình đẳng giới, quyền trẻ em, tảo hôn... bằng những tiểu phẩm sẽ giúp các em tiếp thu hiệu quả.

Trong một chương trình Rung chuông vàng, giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm học tập giữa 100 em học sinh là thành viên của 7 CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”, ban tổ chức đã phải sử dụng đến những lượt trả lời câu hỏi phụ mới tìm ra chủ nhân của chiếc vòng nguyệt quế. Điều đó chứng tỏ kiến thức về Quyền trẻ em, Luật Trẻ em 2016 và Công ước Quyền Trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường... của những học sinh DTTS ngày một nâng cao.

Sau khi nhận vòng nguyệt quế, em Lê Bảo Phúc, Trường THCS DTNT A Lưới, thành viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” đã không ngần ngại đến bắt tay nói lời cảm ơn đến những thành viên ban tổ chức. Điều ai cũng có thể thấy ở em không chỉ là sự lễ phép mà cả sự tự tin, mạnh dạn trước đám đông. “Tham gia CLB không những em được học rất nhiều kiến thức mà em còn được học các kỹ năng. Khi có được kiến thức và kỹ năng, em đã tự tin, mạnh dạn hơn. Không chỉ học cho riêng mình, chúng em còn đem những kiến thức đó đi tuyên truyền lại cho người thân, xóm làng và các em nhỏ hơn”, Bảo Phúc chia sẻ.

Cô giáo Nguyễn Thị Thu Huế, giáo viên Trường THCS Trần Hưng Đạo cho biết: Theo sát quá trình các em học tập, trưởng thành, tôi thực sự rất vui vì tất cả thành viên CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” của trường đều tiến bộ rõ rệt từng ngày. Điều đáng mừng nhất ngoài kiến thức mà các em có được chính là sự mạnh dạn, dám nói lên tiếng nói của mình để đòi quyền lợi cho bản thân, bạn bè và các em nhỏ. Từ đó, các em đã có sự thay đổi về nhận thức, cách ứng xử trong việc ngăn ngừa, phòng, chống bạo lực học đường, định kiến giới... Chính các em cũng là những tuyên truyền viên xuất sắc khi đưa những kiến thức về Quyền trẻ em, các kiến thức về phòng, chống tai nạn đuối nước, xâm hại trẻ em, bạo lực học đường... về với bản làng, người thân của mình.

Với đa dạng các hoạt động, CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi” chính là sân chơi lành mạnh, bổ ích, làm phong phú thêm các hoạt động ngoài giờ học, tạo diễn đàn giao lưu học hỏi, trau dồi kiến thức, kinh nghiệm cho các em học sinh trong việc nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng thực hiện quyền tham gia của trẻ em. Qua đó, thúc đẩy sự năng động, sáng tạo của trẻ em, giúp các em phòng tránh những tai nạn trong sinh hoạt thường ngày, nhất là nhận biết, phán đoán và sớm phát hiện ra những hành vi, thủ đoạn của kẻ xâm hại tình dục để đối phó với các tình huống các em có thể gặp phải... Ngoài kiến thức, các em được hình thành những kỹ năng sống, có thể chủ động việc đưa ra các quyết định phù hợp liên quan đến bản thân.

Bài, ảnh: Thảo Vy
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Trẻ em thế giới (20/11):
UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em

Sự thay đổi nhân khẩu học, biến đổi khí hậu ngày càng trầm trọng, và quá trình chuyển đổi công nghệ nhanh chóng có nguy cơ tạo ra một tương lai ảm đạm cho trẻ em vào giữa thế kỷ 21, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo trong một báo cáo thường niên, được công bố vào Ngày Trẻ em thế giới (20/11).

UNICEF chỉ ra những xu hướng lớn sẽ tác động đến cuộc sống của trẻ em
Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

Ngày 13/11, tại Nhà thi đấu huyện Phong Điền, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) phối hợp với UBND huyện Phong Điền tổ chức lễ phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024 trên toàn tỉnh với chủ đề "Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới".

Phát động Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới

TIN MỚI

Return to top