ClockThứ Năm, 22/08/2024 15:36

Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh lần thứ IV

TTH.VN - Với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững", Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV – năm 2024 dự kiến sẽ diễn ra vào 2 ngày 27-28/8.

Điều tra kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2024: Về đích trước hẹn Tiếng cười ở lớp học bơi A SoTìm hướng kéo giảm tảo hôn, sinh con thứ 3 ở A Lưới

 Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp huyện là cơ sở để bầu chọn các đại biểu chính thức cho Đại hội cấp tỉnh

Trước đó, Ban Dân tộc tỉnh đã hướng dẫn các huyện A Lưới, Nam Đông tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS cấp huyện. Cụ thể, huyện A Lưới tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS vào ngày 14/6 với 102 đại biểu đại diện cho 42.534 người DTTS trên địa bàn huyện tham dự. Huyện Nam Đông tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS vào ngày 20/6 với 100 đại biểu đại diện 12.400 người DTTS trên địa bàn huyện tham dự.

Theo đó, Đại hội Đại biểu các DTTS huyện A Lưới và Nam Đông cũng đã bầu chọn tổng số 143 đại biểu tiêu biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh. Ngoài ra, tại các địa phương có đồng bào DTTS sinh sống như Phú Lộc, Phong Điền, Hương Trà, TP. Huế và các sở, ngành cấp tỉnh, cũng đã chọn cử 77 đại biểu đi dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2024. Dự kiến số lượng đại biểu dự Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IV năm 2024 là trên 300 người (trong đó có 220 đại biểu đã chọn cử, 5 đại biểu đương nhiên, và số còn lại là đại biểu khách mời đại diện các sở, ban, ngành, đơn vị trong tỉnh). 

Theo dự kiến, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ diễn ra trong 2 ngày 27- 28/8 tại TP. Huế. Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV năm 2024 cũng đã thống nhất một số nội dung về công tác tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh như: Dự thảo các báo cáo, tài liệu liên quan; kế hoạch theo dõi, kiểm tra chỉ đạo Đại hội, công tác chỉ đạo, phân công nhiệm vụ, số lượng đại biểu, thời gian, cơ cấu, thành phần, công tác thi đua khen thưởng và các điều kiện cần thiết để tổ chức thành công Đại hội cấp tỉnh; thành lập ban tổ chức, các tiểu ban giúp việc ban chỉ đạo.

Ban chỉ đạo đại hội cũng đã chỉ đạo các cơ quan thông tin, truyền thông đẩy mạnh công tác tuyên truyền các nội dung trước, trong và sau đại hội trên các ấn phẩm, cuộc thi với nhiều hình thức đa dạng, phong phú. Các cơ quan chức năng liên quan phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh triển khai tốt, đảm bảo các điều kiện về y tế, văn hóa xã hội, an ninh trật tự… tổ chức đại hội nhằm tạo không khí vui tươi, phấn khởi, động viên và cổ vũ đồng bào DTTS nỗ lực vươn lên giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, đóng góp xây dựng quê hương ngày càng phát triển...

Tin, ảnh: Bạch Châu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số

Ngày 18/9, tại Trường mầm non Thượng Quảng, huyện Nam Đông, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ mầm non cho giáo viên mầm non dạy trẻ em dân tộc thiểu số tại các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà.

Nâng cao năng lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ em dân tộc thiểu số
Khai mạc chuỗi sự kiện thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tối 23/8, Sở Khoa học Công nghệ phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh và UBND huyện A Lưới tổ chức chuỗi sự kiện thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh, thu hút đầu tư vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khai mạc chuỗi sự kiện thúc đẩy khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Lễ hội & bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số

Không chỉ đa dạng, lễ hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã ít nhiều phản ánh được những ước vọng, sự cầu nguyện của con người đến các đấng thần linh về một cuộc sống ấm no. Đó là nhận định được các chuyên gia đưa ra khi bàn về việc nhận diện giá trị và hướng bảo vệ các lễ hội nói chung và lễ hội của cộng đồng dân tộc thiểu số nói riêng.

Lễ hội  bản sắc văn hóa cộng đồng dân tộc thiểu số
Return to top