ClockThứ Ba, 16/01/2024 14:54

Tăng tốc và tạo bứt phá

TTH - Năm 2024 là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn 5 năm 2021-2025 nên TP. Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp phát triển KT-XH, trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị nhằm thực hiện mục tiêu đưa tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Phát triển đô thị - cơ sở để đột phá, nâng tầmBài thơ đô thị HuếTập trung nguồn lực hoàn thiện hạ tầng đô thị Huế

 Khách du lịch tham quan và mua sắm đặc sản Huế

12/12 chỉ tiêu đạt và vượt

Năm 2023 diễn ra trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, kéo dài; thị trường bất động sản còn đóng băng, chậm phục hồi; các chính sách tiền tệ, tín dụng thắt chặt, tiến độ thực hiện số dự án (DA), chương trình phục hồi phát triển KT-XH và diễn biến phức tạp của thời tiết đã ảnh hưởng tiêu cực hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như quá trình phục hồi KT-XH của tỉnh nói chung và thành phố nói riêng.

Tuy nhiên, bằng nhiều giải pháp và sự quyết tâm của các ban, ngành, đơn vị, địa phương và Nhân dân, 12/12 chỉ tiêu đều đạt và vượt kế hoạch do HĐND TP. Huế giao. Trong đó, thu ngân sách đạt trên 100%, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 12% (trong đó doanh thu du lịch đạt tăng trưởng cao 186%, giá trị sản xuất nông nghiệp và ngành thương mại, dịch vụ tăng hơn 11%), tổng vốn đầu tư trên địa bàn tăng gần 11%. Ngoài ra, các chỉ tiêu văn hóa - xã hội - môi trường duy trì tốt; tổ chức thành công Festival Nghề truyền thống Huế 2023 và nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội; quốc phòng an ninh được bảo đảm. Đặc biệt, thành phố giảm 531 hộ nghèo theo chuẩn đa chiều, vượt 156% kế hoạch đề ra năm 2023.

Theo lãnh đạo UBND TP. Huế, để đảm bảo hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2023, thành phố đã đôn đốc, giao nhiệm vụ cho các đơn vị ngay từ đầu năm; chỉ đạo triển khai quyết liệt việc thực hiện chương trình đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị đồng bộ, hiện đại, trong đó ưu tiên tập trung các DA trọng điểm, như: DA di dời dân cư khu vực I Kinh thành Huế; Cải thiện môi trường nước (phần vốn dư); DA đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm Công nghiệp An Hòa giai đoạn 9 và giai đoạn 10; DA Thành phố Văn hóa và Du lịch thông minh; nâng cấp mở rộng đường Bà Triệu… Mặt khác, triển khai nhiều DA kết nối đô thị, không gian công cộng, điện chiếu sáng, các tiện ích đô thị như công viên, hệ thống đường đi dạo, bãi đỗ xe, camera giám sát, nhà vệ sinh công cộng... tạo đột phá về hạ tầng, không gian, cảnh quan du lịch, dịch vụ trên địa bàn.

Năm tăng tốc, tạo bứt phá

Lãnh đạo TP. Huế cho rằng, năm 2024 là năm tăng tốc, tạo bứt phá trong phát triển KT-XH giai đoạn 5 năm 2021 - 2025, đây còn là năm tỉnh hoàn thiện các nội dung thuộc Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết số 54 của Bộ Chính trị. Vì vậy, phát huy những thành quả nổi bật trong năm 2023, thành phố tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để phát triển KT-XH năm 2024, trong đó tập trung thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 83 của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành của tỉnh triển khai hiệu quả các quy hoạch, kế hoạch, đề án do tỉnh phân công, trọng tâm là triển khai kế hoạch lấy ý kiến cử tri và người dân về sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh.

Nhiệm vụ quan trọng nữa đó là tiếp tục thu hút nguồn lực đầu tư phát triển du lịch, xứng tầm là ngành kinh tế mũi nhọn; đa dạng hóa các loại hình sản phẩm du lịch, dịch vụ, đẩy mạnh phát triển kinh tế đêm, khai thác tiềm năng du lịch biển, đầm phá, rừng. Qua đó, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh và nâng cao giá trị đối với các sản phẩm có lợi thế, bảo tồn và phát huy nghề và làng nghề truyền thống phục vụ du lịch; đẩy mạnh công tác xúc tiến thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Theo Chủ tịch UBND TP. Huế, ông Võ Lê Nhật, tạo tiền đề để đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, năm 2024 thành phố chú trọng công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý đô thị, quản lý tài nguyên và vệ sinh môi trường. Trong đó, tiếp tục nâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, tăng tỷ lệ phủ kín quy hoạch phân khu; tập trung huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả tối đa các nguồn lực để đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, nhất là hệ thống giao thông đô thị, các dự án có tính kết nối, tạo động lực, lan tỏa và tạo không gian phát triển mới, phát triển đô thị bền vững, đô thị xanh.

Cùng với công tác chỉnh trang đô thị, đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng đô thị trung tâm, trong năm 2024 thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức các lễ hội, các hoạt động văn hóa, du lịch gắn với văn hóa Huế, con người Huế; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển du lịch với văn hóa, đồng thời huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để trùng tu, tôn tạo các di sản, di tích xuống cấp; phát triển mạng lưới thông tin - truyền thông hiện đại; đẩy mạnh phát triển toàn diện, đồng bộ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao.

Trong đó, TP. Huế đặt ra 11 chỉ tiêu KT-XH, 5 chương trình và 7 DA trọng điểm cần thực hiện, như: tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất tăng 12%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn tăng 10-12%, số hộ nghèo theo chuẩn đa chiều giảm 103 hộ... Đồng thời, tiếp tục giữ vững quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa; mở rộng quan hệ đối ngoại; đẩy nhanh các chương trình và DA trọng điểm, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm

Đơn hàng tăng, tinh thần lao động hăng say trở lại ngay sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 là bức tranh chung tại các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu hiện nay.

Doanh nghiệp tăng tốc sản xuất đầu năm
Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm

Tổng kế hoạch vốn xây dựng giao thông Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được giao năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, mặc dù thấp hơn năm 2023, nhưng để giải ngân hết đòi hỏi ngành phải quyết liệt ngay từ đầu năm.

Tăng tốc giải ngân vốn giao thông ngay từ đầu năm
Return to top