ClockChủ Nhật, 14/01/2024 16:18

Bài thơ đô thị Huế

TTH - Cuộc thi “Thơ Huế 2023” do Tạp chí Sông Hương tổ chức với mục đích truyền và góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế theo Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương “trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh”.

Ngắm di sản từ “Vọng Huế”Khai mạc triển lãm nghệ thuật "Về miền di sản"Khai mạc chương trình “Sông Hương – Một dòng thơ”

Sông Hương - nguồn cảm hứng vô tận của các văn nghệ sĩ xứ Cố đô 

Từ tháng 3/2023 đến tháng 11/2023, cuộc thi đã nhận được gần hai ngàn bài thơ của hơn 400 tác giả tham dự từ khắp mọi vùng miền đất nước. Đa phần thơ dự thi đều viết về tình yêu miền sông Hương núi Ngự, là dấu ấn của di sản, văn hóa, thiên nhiên và con người xứ Huế. Những địa danh thân thương, những vùng đất, đầm phá hiện lên sống động, sóng sánh trong thơ, đôi khi như nhạc tính đã ngân vang.

Từ làng Bích họa trong thơ Đức Sơn cùng mưa thiền “Vời vợi Túy Vân” và mênh mang “Trăng cảng cá” đến những di tích khoác áo thời gian, những dấu tích phai mờ. Từ miền biển cát trắng Phong Hải, theo dọc phá Tam Giang lên đến núi rừng A Lưới đã hiển hiện một Huế đa sắc, mộc mạc, quý phái, đến những nốt trầm lặng sâu như cung âm Huế vọng mãi trong chiều thời gian. Nỗi niềm với Huế đã khiến bao câu chuyện, bao ngữ ngôn đậm chất quê ùa vào trang thơ tự nhiên như lời vẫy gọi sự quay về giữa một Huế sương khói mang mang.

Nhà thơ Nguyễn Hữu Quý “vọng một Hàm Nghi/ vằng vặc sơn hà...”; nỗi niềm dưới ánh trăng soi tỏ tấm lòng không cúi đầu trước giặc: “Chiếu Cần Vương rọi bốn phương”. Vua không phải chỉ vì ngai vàng, hoa gấm lợi danh; nhà thơ nhìn dáng vua như nhìn bóng hình của cái đẹp đi tìm lại vóc dáng sơn hà, đau đáu nỗi lòng cố quốc khi phải thân chinh vạn dặm. Đó là áng thơ bi tráng và nao nao về một di sản tinh thần quý giá vô ngần để lại cho muôn đời sau. Tác giả Nguyên Quân với những dòng thơ đậm đặc về miền cũ đẹp lộng với kỷ niệm chảy tràn khi tác giả vẫn đứng ở những nơi ấy với nỗi mất còn, với rêu phong và ánh nắng mới. Trong thơ anh có sự nồng ấm giao hòa giữa thiên nhiên, di tích, những dấu chỉ gắn với con người, đó cũng là sự thành công của việc dụng chữ.

Tác giả Lữ Mai trình diện tứ thơ lạ mà như vọng âm xưa, thanh trong cao vút giữa miên trường của nghĩa: “ai nhủ trăng vào cõi/ ai tiên tri thương tích mau lành/ ai ngắt nhánh đêm lành lạnh/ sương khói đành theo gót mỹ nhân”; cảm giác về những con chữ hóa thân làm cung nữ, làm nam nhi cưỡng vó tang bồng khi thấm thía “nỗi u trầm cung cấm”, khi đã nghe rêu phủ lên những bước đợi mãi đi không đành, mãi đến không đến được. Đó như là tiếng “Gọi” “Khách xa” trước “Gõ cùng” có bóng dáng của “Trà nương” với lời “Thủ thỉ” bên áng “Phượng lòa” của “Vòm Huế” ngân mãi.

Huế hiện ra với một sức sống mới lạ. Những nét vẽ của Nguyễn Thị Kim Nhung về Huế rất mỏng, rất tươi với “mái chèo vẽ nét Tam Giang”, hay “thuyền chài thắp lửa nuôi khuya” đã neo lại vệt mỹ cảm khua động chiều sâu tâm hồn như làn sóng nhắc thức những sáng tạo tiếp nối. Những vần thơ “thắp lên niệm thức xanh” của Huỳnh Thị Quỳnh Nga viết về người con gái như hoa linh lan nở trắng trên sông Hương, dự cảm về một chuyển động tâm thức giữa niềm yêu thương nhuốm sáng “đêm miên du”, “dòng sông nghiêng như mơ”...

Hầu như những địa danh đẹp nhất, những di tích đền đài, lăng tẩm, từ thành phố đến vùng ven; những loài cây, loài hoa vương giả xứ Huế cho đến hoàng hôn, sắc màu, rêu phong đều được thi sĩ khắp miền đưa vào thơ với sự nâng niu, đặt vào những nơi trang trọng nhất của không gian thơ. Bùi Thị Diệu với dòng thơ quấn quanh nỗi nhớ về những chiếc lá thông thơm, “những chiếc lá thiêng quanh đàn Nam Giao”. Trong bài thơ “Bao giờ thôi mưa”, tác giả nhìn “phố hiền như bông sài đất” và “trên đầm phá rong rêu lời hát/ chín muồi kẽo kẹt”; đều là dòng hoài niệm miên man chảy tràn rồi cô đặc trong nắng, trong mưa xứ Huế.

Nét Huế tràn vào các thi phẩm, tạo nên sự đa sắc của ngữ nghĩa, mới từ những quen thuộc bình dị. Vẻ đẹp của Huế đã khiến mắt người thi sĩ khám phá những tinh tế như sương mỏng tang trong nắng ấm, như đâu đó ta đã gặp, song vẫn là Huế rất riêng trong thơ Ngô Công Tấn: “Ai nấu cỏ thơm đổ vào xanh biếc/ Hồ cũng Hương và sông cũng Hương”. Trong bài “Một khuya trên lưng Huế”, tác giả chợt thấy “cha còng lưng vớt trăng dưới ruộng”; “chợt nghe mùi ban mai/ đẫm tiếng kinh rơi…”. Huế đêm của Bạch Diệp, với vẻ thanh thoát trong nhà vườn có thềm rêu yên lặng.

Không gian Huế trong thơ vừa cũ, vừa mới, hòa vào nhau như cổ tích nền nã dưới ban mai, ở đó mọi thứ đều êm đềm, dường như sự thanh thoát của hiện đại vừa chớm cũ để thấy chút bâng khuâng, tiếc nuối với những gì đang hiện hữu như tuổi xuân chớm phai. Thơ Bạch Diệp với mưa, với nỗi chênh chao về mùa nhiều sức sống, tình yêu dẫu buồn cũng đầy giông gió về sự bứt mình để chiếm lĩnh khoảng không nối một sợi duyên như sợi mưa sắc ngọt vô hình. Tên của những bài thơ nghe như lời thưa mỏng: “Mở ra đôi cánh lụa xanh dưới mặt trời”, “Xứ sở cho một hơi thở nhẹ”; ấy là “Tiếng gọi” rất khẽ của nàng Huế song dư âm xô dạt mênh mang.

Mỗi cuộc thi đều có những tiêu chí, nhất là cuộc thi thơ viết riêng về một vùng đất. Huế vốn đã thơ, và thơ Huế là dịp để phơi lộ thêm những nét sâu sắc của Huế; cũng là khơi nguồn cảm hứng với những ai từng yêu Huế viết hay hơn về miền cố xứ.

Bài: Nguyên Hương - Ảnh: Tuấn Kiệt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sai sai, ngược ngược…

Tuần vừa rồi, tôi có dịp trở lại thành phố Đà Lạt, được thưởng thức đêm cồng chiêng dưới chân núi Langbiang huyền thoại - một trong những hoạt động được đánh giá là hấp dẫn nhất về đêm tại thành phố ngàn hoa.

Sai sai, ngược ngược…
Mùa trái chín

Sau những cơn dông ngột ngạt hơi nóng của đất và cỏ mục, tiết trời chuyển thu như chỉ sau một đêm về sáng. Nghe trong tiếng vạc kêu khuya kéo theo làn sương mỏng về bên sông. Những khu vườn như vàng lên theo từng gân lá. Bình minh rộng mở. Không gian dìu dịu màu nắng và mùi hương hoa cỏ, trái chín. Mặt nước sông Hương nhuộm sắc trời thiên thanh. Phố quanh quanh, làng tiếp nối cho đến tận đường viền của ngọn núi Phụng mơ hồ một màu tím trong mây nhạt.

Mùa trái chín
Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ

Xưa nay, nhiều quốc gia trên thế giới thường lựa chọn phát triển các đô thị dọc theo các con sông. Đơn cử như sông Thames chảy qua Thủ đô London của Anh, sông Seine nằm giữa Thủ đô Paris tráng lệ của Pháp. Và người Huế tự hào, hãnh diện khi đô thị Huế có sông Hương êm đềm chảy qua, nhất là gần đây đôi bờ được chú trọng đầu tư, chỉnh trang tạo thêm cảnh quan làm say lòng người.

Đôi bờ sông Hương được đầu tư đồng bộ
Ca Huế trên sông Hương: "Cha chung không ai khóc"

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ca Huế bát nháo như hiện nay là sự phân tán quản lý với quá nhiều cơ quan và đơn vị cùng tham gia, dẫn đến tình trạng “cha chung không ai khóc”.

Ca Huế trên sông Hương  Cha chung không ai khóc
Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

Đã đến lúc cần cân đo đong đếm giữa bài toán kinh tế mà ca Huế trên sông Hương đem lại với việc bảo tồn, gìn giữ một di sản độc nhất, vô nhị như ca Huế.

Vẫn chuyện ca Huế trên sông Hương

TIN MỚI

Mở bán Noble Crystal Dự án Eco Retreat Long An
Return to top