ClockThứ Năm, 14/03/2019 08:15

Tập trung nguồn lực xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh

TTH.VN - Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ.

Đây là nội dung tại Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia.

Thông báo nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ nhất trí với các đề xuất, kiến nghị của Văn phòng Chính phủ về Đề án Cổng dịch vụ công quốc gia nêu tại Báo cáo số 1734/BC-VPCP ngày 3/3/2019. Chủ trương thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia tại một địa chỉ duy nhất trên mạng điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp được Chính phủ xác định là một trong những giải pháp đúng đắn để thúc đẩy việc thực hiện các dịch vụ công trực tuyến và đã được chỉ đạo tại Nghị quyết 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử. Tuy nhiên, đến nay việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là chậm so với chỉ đạo của Chính phủ.

Việc triển khai Cổng dịch vụ công quốc gia là vấn đề khó, phức tạp. Thủ tướng Chính phủ biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Văn phòng Chính phủ trong thời gian qua đã chủ động, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan, chuyên gia trong nước và quốc tế xây dựng Đề án này.

Cổng dịch vụ công quốc gia là hệ thống quan trọng, kết nối với toàn bộ quy trình hoạt động của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các dịch vụ công, chứa nhiều thông tin, dữ liệu và ảnh hưởng đến các hoạt động giao dịch của người dân, doanh nghiệp. Do vậy, cần đặc biệt chú ý đến vấn đề an ninh, an toàn thông tin của hệ thống và tính chính xác, an toàn trong các giao dịch điện tử. Văn phòng Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Cơ yếu Chính phủ trong việc bảo đảm an ninh, an toàn thông tin của hệ thống.

Đối với giải pháp xác thực định danh trên Cổng dịch vụ công quốc gia, cần bảo đảm tính chính xác, an toàn, trước hết đồng ý sử dụng giải pháp xác thực định danh qua mã số bảo hiểm xã hội, mã số thuế, mã số doanh nghiệp và định danh di động tích hợp chữ ký số. Sau khi Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và hệ thống căn cước điện tử được triển khai sẽ bổ sung giải pháp xác thực qua thẻ căn cước điện tử.

Nhất trí phát triển Trục liên thông văn bản quốc gia làm nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu dịch vụ công. Trong Đề án giải pháp tích hợp, kết nối, chia sẻ dữ liệu và tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, Văn phòng Chính phủ cần làm rõ phạm vi, yêu cầu kỹ thuật, mức độ bảo đảm an toàn thông tin của Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu này.

Các Bộ: Thông tin và Truyền thông, Công an, Văn phòng Chính phủ khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về kết nối, chia sẻ dữ liệu; bảo vệ dữ liệu cá nhân; định danh, xác thực điện tử; thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử; quy chế vận hành Cổng dịch vụ công quốc gia để bảo đảm hành lang pháp lý cho hoạt động của Cổng dịch vụ công quốc gia và các giao dịch điện tử.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung nguồn lực triển khai xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh và phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Chính phủ trong việc tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia, bảo đảm đúng tiến độ theo quy định tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 8/8/2018 ban hành Kế hoạch triển khai Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

Văn phòng Chính phủ phối hợp với một số bộ, ngành, địa phương vận hành thí điểm Cổng dịch vụ công quốc gia theo lộ trình trước khi triển khai trên toàn quốc.

Theo VPCP

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Vững chắc yêu thương

Lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) cùng chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức trong tỉnh, các mạnh thường quân trên các mọi miền đất nước xây dựng vững chắc yêu thương trong lòng người dân biên giới.

Vững chắc yêu thương
Diện mạo mới đô thị Huế

Đô thị Huế đang đổi thay trên một diện mạo mới - diện mạo của đô thị trong lòng thành phố trực thuộc Trung ương.

Diện mạo mới đô thị Huế
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Return to top