ClockThứ Sáu, 29/09/2017 11:06

Bình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực

TTH.VN - Sáng 29/9, tiếp tục ngày làm việc thứ 4 chương trình diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017 diễn ra tại Huế , thành viên 21 nền kinh tế APEC nhóm họp về chương trình đối thoại chính sách cao cấp về phụ nữ và kinh tế.

Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các nền kinh tế và nhóm công tác APEC700 đại biểu của 21 nền kinh tế tham dự Diễn đàn APEC 2017 tại HuếHuế sẵn sàng cho APEC 2017Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động APEC tại Huế

Bộ trưởng Bộ LĐ - TB& XH Đào Ngọc Dung phát biểu tại hội nghị

Nhiều đóng góp quan trọng

Phát hiểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung gửi lời cảm ơn đến các đại biểu vì sự hỗ trợ và những đóng góp quý báu đối với Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế nói riêng và năm APEC Việt Nam 2017 nói chung. Đồng thời, hoan nghênh những nỗ lực không mệt mỏi của Nhóm Đối tác chính sách về phụ nữ và kinh tế trong suốt thời gian vừa qua. Đặc biệt trong những ngày qua đã cống hiến sức lực, trí tuệ để hôm nay chúng ta có được các văn kiện quan trọng trên bàn nghị sự.

Thành viên 21 nền kinh tế APEC mong muốn thông qua đối thoại lần này, tiếp tục khẳng định bình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực​ 

Hoan nghênh các sáng kiến và dự án của các nền kinh tế ngày càng có nhiều các thông lệ về lồng ghép giới trong các lĩnh vực khác nhau của APEC, đây là minh chứng rõ ràng cho thấy Nhóm đối tác chính sách về Phụ nữ và Kinh tế hoạt động rất hiệu quả.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhắc lại Tuyên bố chung năm 2009, trong đó, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo APEC khẳng định sẽ thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và có các biện pháp để tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ với giáo dục, đào tạo, tài chính, công nghệ, cơ sở hạ tầng để tối đa hóa các cơ hội kinh tế của phụ nữ.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, sau gần 30 năm kể từ khi thành lập, đến nay, APEC đã khẳng định vai trò là một cơ chế hợp tác kinh tế - thương mại lớn nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời, APEC cũng khẳng định, bình đẳng giới là trung tâm của sự phát triển kinh tế và nguồn nhân lực.

Toàn cảnh hội nghị

Sự hội nhập và nâng cao quyền năng cho phụ nữ đã có tác động mang tính dây chuyền tích cực và quan trọng đối với khu vực. Các báo cáo cho thấy nhiều nền kinh tế APEC đã thành công trong việc giảm đáng kể sự bất bình đẳng về thu nhập và phi thu nhập thông qua việc kết hợp các chính sách tiến bộ về kinh tế - xã hội. Do đó, tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững là xu hướng chung mà các nền kinh tế APEC đã và đang hướng tới.

Quan tâm nguồn lực và khả năng tiếp cận

 Ông Ted Osius, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam tham dự hội nghị

"Dù đã đạt được những thành công nhất định, chúng ta phải thừa nhận một thực tế là còn tồn tại những khác biệt đáng kể trong cơ hội việc làm và thu nhập giữa các nhóm phụ nữ và nam giới. Những khác biệt không chỉ là sự chênh lệch số lượng phụ nữ và nam giới có việc làm, mà còn liên quan đến các hình thức phân biệt nghề nghiệp và phân biệt đối xử dựa trên cơ sở giới”- Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ.

Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu và tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế, đầu tư vào kỹ năng và năng suất cho lao động nữ cần được coi là một trong những ưu tiên của hoạch định chính sách. Phụ nữ chiếm phần lớn trong tổng số lao động không được trả lương ở gia đình, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp và tiếp cận rất hạn chế đến các nguồn lực phát triển.

Bộ trưởng mong muốn các nền kinh tế APEC sẽ chú trọng hơn nữa đến đầu tư vào cơ sở hạ tầng và các dịch vụ công, bởi điều này sẽ làm giảm bớt và tái phân phối các công việc gia đình và việc chăm sóc không được trả lương của phụ nữ. Những biện pháp này đòi hỏi các chính phủ và các doanh nghiệp phải bổ sung ngân sách đầu tư.

Song song với việc đầu tư nguồn tài chính, cũng cần cải thiện khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cho phụ nữ và trẻ em gái. Nghiên cứu ở nhiều nền kinh tế cho thấy chỉ cần đầu tư 2% GDP vào ngành dịch vụ chăm sóc, nhất là trong các dịch vụ xã hội và chăm sóc trẻ em, số lượng việc làm sẽ tăng khoảng từ 2,4 đến 6,1%. Từ đó, phần lớn các công việc tạo ra có thể do phụ nữ đảm nhiệm, làm giảm khoảng cách giới trong việc làm. Các chính sách này sẽ thúc đẩy việc làm nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng.

Các đại biểu tham dự hội nghị

Việt Nam cũng như nhiều nền kinh tế trong APEC đang đối mặt với kinh tế tăng trưởng chậm lại, do đó việc thúc đẩy các cải cách kinh tế và tiếp tục đảm bảo các tiến bộ về kinh tế - xã hội là rất cần thiết. Các chiến lược thúc đẩy tăng trưởng bao trùm và bền vững sẽ là chìa khóa để chúng ta thực hiện xóa nghèo, giảm bất bình đẳng và thúc đẩy phát triển thân thiện với môi trường. Việc này cũng đòi hỏi phải có một nền quản trị quốc gia tốt hơn, có khả năng cung cấp các dịch vụ và phân bổ các nguồn lực một cách công bằng.

“Chúng ta sẽ còn mất nhiều thời gian và nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn trên chặng đường dài phía trước. Nhưng tôi tin tưởng rằng với những gì chúng ta đang có, đã có, đó là nguồn năng lượng, sức sáng tạo, tính kiên cường và sự năng động của mỗi người dân, bao gồm phụ nữ và nam giới, trẻ em gái và cả trẻ em trai,... trong khu vực APEC chắc chắn sẽ được chứng kiến một tương lai tươi sáng hơn” -  Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Hôm nay là ngày cuối của Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC 2017. Thành viên 21 nền kinh tế APEC sẽ thông qua Tuyên bố về tăng cường sự hội nhập và nâng cao quyền năng kinh tế của phụ nữ trong một thế giới đang thay đổi. Với mong muốn thực hiện Tuyên bố này nhằm xây dựng một APEC đổi mới hơn nữa để phụ nữ cũng như trẻ em gái, hay bất kỳ một người dân, không ai bị bỏ lại phía sau.

Bài, ảnh, clip: Phong Bình - Thảo Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương

Sáng 18/11, tại nút giao Bùi Thị Xuân với cầu vượt Nguyễn Hoàng, phường Phường Đúc (TP. Huế), Ban thực hiện cưỡng chế TP. Huế tổ chức cưỡng chế thu hồi đất, phá dỡ nhà ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án (DA) đầu tư, xây dựng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương.

Cưỡng chế thu hồi đất ở của 4 hộ gia đình, cá nhân thuộc dự án đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt Sông Hương
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP. Huế

Ngày 17/11, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến đã đến đình làng Dương Xuân Hạ chung vui và phát biểu chúc mừng Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con tổ dân phố 12, phường Thủy Xuân (TP. Huế). Cùng dự có bà Nguyễn Thị Ái Vân, TUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; ông Phan Thiên Định, UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phạm Đức Tiến dự Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc tại TP Huế
7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học

Tuyến đường quốc phòng từ thôn Thanh Phước về Thuận Hòa (Hương Phong) xuống cấp; hệ thống trụ điện ở xã Phú Dương di dời bất hợp lý ảnh hưởng đến giao thông; 7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học; dự án đường chợ Mai - Tân Mỹ đoạn qua xã Phú Dương tiến độ thi công quá chậm... Đó là những vấn đề được người dân TP.Huế phản ánh tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 12/11.

7 trường học ở phường Thuận An thiếu phòng học
Return to top