ClockThứ Hai, 26/02/2018 14:51

Cấm! Không nên "hạn chế"

TTH - Không quyết liệt bảo vệ những con sông, môi trường đô thị của Huế rất có thể sẽ rơi vào "thảm họa"...

Hạn chế đốt, rải vàng mã dịp tếtCần nghiêm cấm việc rải tiền thật thay vàng mãCông khai xả vàng mã xuống sông

Một bộ phận không nhỏ dân chúng đang có thói quen sử dụng vàng mã trong cúng bái.

Một vài vị trí dọc các con sông trong thành phố, thỉnh thoảng thấy có treo biển đề "hạn chế đốt, rải vàng mã xuống sông". Biển thì treo, nhưng những ngày "sóc, vọng", "vía lớn rằm to" vẫn thấy có người thoải mái tung vàng mã đủ loại xuống nước. Nhiều lúc, cả khúc sông lều bều giấy vàng mã rất bẩn thỉu, rất phản cảm. Đặt vấn đề, nếu có ai đó thuộc cơ quan công quyền xuất hiện, nhắc nhở "đối tượng", chắc hẳn sẽ nhận được câu trả lời: Thì tôi đang hạn chế đấy chứ, còn không thì... Việc xử lý chắc là khó!

Chúng tôi đã từng có nhiều bài viết phân tích, kiến nghị loại trừ dần việc đốt, rải vàng mã- một tập tục "vô minh", không phù hợp với đời sống hiện đại. Và trên thực tế đã ít nhiều có tác động. Tất nhiên, xóa bỏ một thói quen đã trở thành tập quán nhiều đời là điều hết sức khó, đòi hỏi nhiều thời gian, công sức chứ không thể một sớm một chiều. Bởi vậy, việc chính quyền địa phương chủ trương vận động hạn chế đốt rải vàng mã là bước đi phù hợp và dễ hiểu. Cuộc vận động đã bước đầu thu được một số hiệu quả nhất định: Một số tuyến đường đã bớt đi trông thấy nạn rải vàng mã khi đưa tang, nhiều gia đình đốt vàng mã trong thùng chứa, hạn chế ô nhiễm, mất vệ sinh...

Người dân đốt vàng mã cúng đầu năm tại phường Thủy Xuân (TP. Huế). Ảnh: H.Thương

Tuy nhiên,"trên bờ" thì có thể như vậy, còn ở "dưới nước", theo chúng tôi, cần phải cấm! Dứt khoát cấm chứ không nên hạn chế. Bởi nếu cấm mới có thể kiểm soát, mới tránh được tình trạng "lòn lách", "lý sự" để vi phạm. Nước là điều kiện thiết yếu và tối quan trọng cho cuộc sống. Diện tích mặt nước lại hết sức hữu hạn, môi trường nước đang xấu đi nhanh chóng và đang hàng ngày, hàng giờ đối diện nguy cơ ô nhiễm trầm trọng. Nếu không quyết liệt bảo vệ, những con sông Huế trở thành "Nhiêu Lộc -Thị Nghè, Tàu Hủ" như ở phía nam, "Tô Lịch" như ở phía bắc thì môi trường đô thị của cố đô Di sản sẽ rơi vào thảm họa! Quyền hạn đang nằm trong tay chính quyền và chắc chắn tuyệt đại đa số dân chúng sẽ ủng hộ, vậy nên, hãy cấm! Không nên là "hạn chế" nữa!

Khi chúng tôi viết những dòng chữ này, được tin Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn đến các tổ đình, chùa viện yêu cầu chư tăng ni thực hiện đúng chánh pháp nhà Phật, không tiến hành đốt, rải vàng mã tại các cơ sở thờ tự Phật giáo. Sự cộng hưởng, ủng hộ của một tôn giáo lớn, có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội như Phật giáo sẽ là cơ hội tốt để chính quyền tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động hạn chế, tiến đến dừng hẳn tập tục đốt rải vàng mã lạc hậu, xây dựng một xã hội Việt Nam văn minh, tiến bộ.

Hàn Yên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025

UBND TP. Huế vừa thông báo thay đổi địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown - Chào năm mới 2025 (Countdown Huế 2025 - Một Kỷ nguyên mới), đồng thời thông báo Countdown Huế 2025 sẽ là điểm cầu trực tiếp trên sóng VTV chào đón năm mới 2025 cùng với các điểm cầu Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh - Hải Phòng.

Chuyển địa điểm tổ chức chương trình nghệ thuật Countdown Huế 2025
Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP. Huế trực thuộc Trung ương

Với tính chất là đô thị di sản, trong chiến lược lâu dài, Thừa Thiên Huế sẽ được cấu trúc thành chùm đô thị đa trung tâm. Sự phát triển sẽ dựa trên các điều kiện về sự phân bổ dân số, điều kiện tự nhiên, sông ngòi, đầm phá, biển, khoáng sản…và đặc biệt các thế mạnh của tài nguyên văn hóa. Điều này cũng đặt ra nhiều cơ hội kèm thách thức một khi Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Cơ hội và thách thức trong quản lý đô thị di sản của TP Huế trực thuộc Trung ương
Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế

Con người Huế có tính cách và lối sống đặc trưng, thể hiện qua sự kín đáo, ý tứ, trầm lặng, hoài cổ, hướng nội, nền nếp gia phong… Đó là đặc trưng của gia đình truyền thống Huế. Các gia đình Huế ngày nay vẫn giữ được sâu đậm thuần phong mỹ tục, nền nếp trong quan hệ gia đình. Đó là nhận định của PGS.TS. Nguyễn Văn Mạnh - nguyên Trưởng khoa Lịch sử, Trường đại học Khoa học, Đại học Huế khi bàn về gia đình truyền thống Huế trong xã hội hiện đại.

Giữ cốt cách gia đình truyền thống Huế
Return to top