ClockThứ Ba, 16/01/2018 14:06
KỶ NIỆM 50 NĂM CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG VÀ NỔI DẬY XUÂN MẬU THÂN 1968

Chiến sĩ biệt động kể chuyện 50 năm trước

TTH - Trong ký ức hào hùng về những năm tháng cầm súng bảo vệ Tổ quốc, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 là sự kiện mà thương binh Nguyễn Xuân Thắng (sinh năm 1949, tại Thủy Phương, TX. Hương Thủy) không thể nào quên.

Những chiến sĩ người Thừa Thiên Huế hy sinh và có thể chưa được công nhận liệt sĩTưởng niệm các chiến sĩ hy sinh trong Trại giam Phú QuốcChiến sĩ biệt động kể chuyện giải phóng Phú VangXung quanh dự án trùng tu, cải tạo Đài chiến sĩ trận vong: Không đúng thì phải điều chỉnh lạiQuảng Điền, Huế: Trong Xuân Mậu Thân 1968

Chúng tôi ghé thăm cựu chiến binh (CCB), đảng viên 50 năm tuổi Đảng Nguyễn Văn Thắng đúng lúc ông cùng những người bạn già đang ôn lại những kỷ niệm một thời đạn bom, trận mạc bên ly trà nóng.

CCB Nguyễn Xuân Thắng kể lại những trận đánh ác liệt trong chiến dịch Xuân 1968

Dù tuổi đã gần 70, nhưng CCB Nguyễn Xuân Thắng vẫn rất minh mẫn, nhanh nhẹn. Những trận đánh ác liệt được ông nhớ lại, kể rành rọt, tỉ mỉ. Chính những trận chiến ấy đã làm nên tên tuổi và những chiến công của người chiến sĩ biệt động với 20 lần được nhận danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ” và nhiều huân chương chiến công trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

15 tuổi, chàng thanh niên quê Thủy Phương ngày ấy theo anh lên rừng hoạt động cách mạng. Đến năm 1967, ông được tham gia Đội biệt động Thành đội Huế. Cuối năm 1967, đơn vị ông được điều động về đóng quân tại Thủy Phương, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.

Sáng mồng 2 Tết năm ấy,  sau khi nghe chỉ thị của Huyện đội trưởng, chiến sĩ Nguyễn Văn Thắng dũng cảm xung phong nổ phát súng đầu tiên tại đồn Dạ Lê để gây tiếng vang.

Ngày 4 Tết, Đội biệt động đánh đồn Cầu Vực (địa phận giáp ranh Thủy Phương và Thủy Châu). Ông Thắng nhớ lại: “Khi đó tổ tôi có 2 người là tôi và đồng chí Trần Duy Lệ được phân công đánh cầu sắt, chiếm lô cốt, còn 5 chiến sĩ khác đánh nhà bạt ở khu vực trung tâm. Khi áp sát lô cốt, tôi bắn cháy xe GMC thì trong lô cốt bắt đầu phản công lại, đạn bắn ra như mưa. Tôi trúng đạn, bị thương ở bàn chân. Khi đó, trong đầu tôi chỉ duy nhất một suy nghĩ, hoặc là mình chết hoặc là chúng, nên tôi lăn vào lô cốt. Khi ép người áp sát được vách bức tường, giơ bộc phá chuẩn bị ném vào lô cốt thì một tên lính chạy ra. Bị tôi bắn bị thương, tên này liền giơ tay đầu hàng. Được thế, tôi hô to: “Đầu hàng đi, không tao sẽ ném bộc phá”. Sáu tên lính ngụy còn lại lần lượt đi ra và giơ tay đầu hàng. Trận đó, chúng tôi thu được 7 khẩu súng. Nói đến đây, đôi mắt ông Thắng chợt ngân ngấn nước, giọng run run khi nhắc đến liệt sĩ Nguyễn Viết Bé (quê Thủy Thanh) hy sinh trong trận đánh này.

Suốt mấy chục ngày đêm, Đội biệt động chiến đấu từ Dạ Lê lên đến Thủy An (An Cựu ngày nay) rồi về Thủy Châu. Cuộc chiến giằng co, quyết liệt, đã chặn đường không cho địch tiếp viện quân và vũ khí từ miền Nam ra Huế. Thấy lực lượng ta mạnh lên, nhiều thanh niên địa phương xin gia nhập đội biệt động, quân số lên đến hơn 100 người.

Suốt quá trình bám trụ, giằng co với địch tại Thủy Phương, người chiến sĩ biệt động trẻ ngày ấy đã diệt hàng trăm tên địch, bắn cháy hàng chục chiếc xe. Đến tháng 6/1968, ông được cấp trên giao nhiệm vụ Đội trưởng đội biệt động thay đồng chí Võ Lâm (bị địch bắt).

Những ngày cuối tháng 6/1968, đơn vị ông được lệnh về Huyện đội (tại Thủy Thanh, Hương Thủy) tập huấn và phổ biến nhiệm vụ mới. Trước khi về Huyện đội, ông nói với các đồng chí trong đơn vị: “Chúng ta đánh 1 trận nữa rồi hẵng về”. Nhưng khi dàn trận đánh Mỹ ở Dạ Lê thì không thấy tên địch nào xuất hiện nên rút quân. Vừa vượt qua quốc lộ để về làng Thanh Thủy Chánh, chợt nghe tin địch đang chở lính tăng cường về Thủy Phương, Đội trưởng Nguyễn Xuân Thắng cùng đơn vị quay lại để diệt địch. “Hai xe GMC chở đầy lính Mỹ (2 sư đoàn) từ Quốc lộ 1 tiến vào đồn Ấp 5 (Dạ Lê). Tôi bắn ngay 1 quả B40 vào chiếc đầu tiên. Cả xe và người bốc cháy ngùn ngụt. Bị tập kích bất ngờ, chiếc xe thứ hai chưa kịp “trở tay” thì bị tôi bắn cháy luôn.

Trận đánh nào cũng đáng ghi nhớ, tự hào nhưng có trận đánh giáp lá cà, ban ngày một mình bắn cháy xe Jeep, tiêu diệt 3 tên chỉ huy của Mỹ, thu được 4 khẩu súng vào tháng 12/1968 của Đội trưởng Nguyễn Xuân Thắng luôn khiến đồng đội nể phục, quân địch run sợ.

Ông nói: “Tui kể lại không phải để kể công mà để cháu con biết được một thời chiến tranh gian khổ, ác liệt và biết trân quý hòa bình, tự do, luôn khắc ghi công lao của những người đã ngã xuống”.

Sau chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968, Đội biệt động của ông hoạt động thêm một thời gian, sau đó mỗi người được điều động nhận mỗi nhiệm vụ khác nhau. Riêng CCB, thương binh hạng 3, Đại úy Nguyễn Xuân Thắng công tác tại Tỉnh đội và Huyện đội Hương Thủy cho đến khi về hưu năm 1988.

Bài, ảnh: Thanh Thảo

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện

Với chủ đề “Một giọt máu cho đi, một cuộc đời ở lại”, sáng 19/8, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Trung tâm huyết học truyền máu Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức Ngày hội “Hiến máu tình nguyện” năm 2024.

Hơn 100 cán bộ, chiến sĩ tham gia hiến máu tình nguyện
Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa

Hơn 12 năm cầm cọ, Nguyễn Đình Việt (SN 1989, Hà Tĩnh) đã đại diện nhóm họa sĩ trẻ Việt Nam tham gia Triển lãm nhóm tại KTG Gallery Hamburg, Đức (năm 2015) và Triển lãm nhóm @Art NewGen tại TP. Songkhla, Thái Lan (năm 2021) để lại nhiều dấu ấn nghệ thuật trong lòng bạn bè quốc tế và các nhà sưu tập.

Kể chuyện di sản Huế bằng hội họa
Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á

Tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á, Đại học Malaya ở Kuala Lumpur (Malaysia), triển lãm “Truyền thống dệt limar bị lãng quên” đang mang đến cho những người đam mê dệt may và du khách cơ hội để khám phá những câu chuyện lịch sử hình thành nên loại vải có tuổi đời hàng thế kỷ này.

Kể chuyện về dệt limar tại Bảo tàng Nghệ thuật châu Á
Return to top