ClockThứ Tư, 04/03/2020 10:19

Cơ hội trong rủi ro

TTH - Yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19...

Đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong mùa dịchHỗ trợ người lao động nghèo phòng chống dịch COVID-19Còn 75 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang cách ly, theo dõi chặt chẽ

Đó là điều không dễ. Cũng không phải ai cũng nhìn thấy hoặc tìm thấy.

Những con số mà COVID-19 tác động đến nền kinh tế đã cho thấy áp lực vô cùng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ kinh doanh. Trên bình diện chung của cả nước, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm dừng lại ở ngưỡng 6,2%; giảm 3% so với cùng kỳ của năm 2019. 16.200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn với mức tăng gần 20% là một con số khác, kéo theo hệ lụy về việc làm, tiền lương và chất lượng sống cho người lao động.

Giãn việc, hoạt động cầm chừng hay là cố duy trì hoạt động dựa trên cắt giảm nguồn lao động – dù là tạm thời – là trạng thái khá phổ biến trong sự vận hành các hoạt động kinh tế, dịch vụ. Chưa ai có thể đoán định được tình hình này khi nào sẽ kết thúc, khi mà COVID-19 vẫn đang loang ra nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới 4% là mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2020 nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm, mức lạm phát của chúng ta đã tiệm cận 6%. CPI có thể còn tiếp tục giảm khi người dân cũng đã giảm mua sắm, hạn chế du lịch cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí khác vì ngại đám đông…

Mất cân bằng cung cầu cũng là điều đang được cảnh báo. Tìm hướng, tìm thị trường, dư địa mới để ổn định hoạt động, phát triển và giữ nhịp tăng trưởng là điều đang được định ra ở các quyết sách và chính sách từ vĩ mô đến vi mô. Loay hoay tìm cách tháo gỡ, vượt khó đang là vấn đề của các doanh nghiệp. Điều này cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi COVID-19 không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu.

Yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19; cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh là các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra để giảm thiểu khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường. Đồng hành với chủ trương này, nhiều gói tín dụng lớn đã được các ngân hàng SHB, Vietcombank, BIDV, Agribank… triển khai. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế, một khoản vay 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm từ 1% đến 2% cũng sẽ được Sacombank triển khai khi văn bản được ban hành. Vietcombank cũng sẽ có các khoản hỗ trợ,  giảm dư nợ đối với VN đồng. Có thể xem đây như là những động thái tích cực ban đầu xung quanh việc đang được chờ đợi về miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đáp ứng phần nào yêu cầu của các doanh nghiệp.

Nhưng không phải thông tin nào cũng tiêu cực. Đó là trong quá trình tìm kiếm cơ hội để thoát khỏi rủi ro, hoặc giảm bớt rủi ro, một số doanh nghiệp trước đây chưa thể ngồi lại cùng nhau nay đã kết nối, tìm hướng đi chung. Ít nhất là cùng nhau chia sẻ những thời điểm khó khăn và tìm thấy những lợi ích về kinh tế hay góc độ quản trị, cùng nhau tạo sức đề kháng để vượt qua khó khăn - theo cách nói của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định. Theo chúng tôi, đây cũng là một cơ hội khác, để các doanh nghiệp có thể đồng hành và hóa giải được rủi ro.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết

Giao dịch liên kết là một trong những vướng mắc gặp phải của các kế toán doanh nghiệp trong quyết toán thuế năm 2023. Vì thế, ngoài hướng dẫn xác định giao dịch liên kết và các quy định liên quan, cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp cần hiểu và nắm được nội dung phải kê khai giao dịch liên kết để hạn chế rủi ro khi kê khai, quyết toán thuế.

Hạn chế rủi ro thuế khi phát sinh giao dịch liên kết
Return to top