ClockThứ Ba, 26/06/2018 16:53

Đẩy mạnh phát triển kinh doanh sản phẩm chủ lực địa phương

TTH.VN - Ngày 26/6, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ ký văn bản chỉ đạo về việc đẩy mạnh phát triển kinh doanh sản phẩm chủ lực địa phương.

Phong Điền: Hướng đến vùng sản xuất tập trungHương Thủy định hình cây và con chủ lựcNâng tầm du lịch Thủy BiềuThủy Biều: Còn nhiều đất để mở rộng diện tích cây thanh trà

Cam Nam Đông là một trong các sản phẩm được ưu tiên phát triển thành sản phẩm chủ lực địa phương

Thời gian qua, ngoài các sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ với quy mô lớn chưa được đầu tư phát triển mạnh mang lại giá trị kinh tế cao, trong khi hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm ngành hàng nông sản, đặc sản địa phương, các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn chưa phát huy mạnh mẽ, chưa có giải pháp đồng bộ để khuyến khích phát triển.

Ở quy mô toàn tỉnh và các địa phương chưa được lựa chọn các sản phẩm có ưu thế và tiềm năng - sản phẩm chủ lực để mở rộng quy mô sản xuất, góp phần tăng trưởng, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho người dân, nhất là ở khu vực nông thôn.

Các ngành, địa phương cần tiếp tục thực hiện các chủ trương, chính sách đã được ban hành, tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp, lồng ghép nguồn lực và ưu tiên hỗ trợ tối đa các giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, tổ chức tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh các sản phẩm chủ lực địa phương - xem đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Khoa học và Công nghệ khẩn trương xây dựng tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh báo cáo UBND tỉnh phê duyệt bộ tiêu chí lựa chọn sản phẩm chủ lực cấp tỉnh trước 30/7/2018. Trên cơ sở đó, hướng dẫn các huyện lựa chọn.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án “Hỗ trợ phát triển thương hiệu gắn với chuỗi giá trị đối với các đặc sản của Thừa Thiên Huế thông qua việc xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận đặc sản Huế”.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu lồng ghép các nguồn lực thực hiện các giải pháp phát triển vùng nguyên liệu một số sản phẩm như: thanh trà Huế, dầu tràm Huế, sen Huế, rau má Quảng Thọ, cam Nam Đông… Trong đó, ưu tiên các giải pháp về đảm bảo nguồn giống, vùng nguyên liệu, ứng dụng các quy trình sản xuất tiên tiến, công nghệ cao.

Tập trung quy hoạch vùng nuôi, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản gắn với chế biến và phát triển thị trường. Ưu tiên các loại thủy hải sản có ưu thế ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

Đây là động thái nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, tăng cường các giải pháp mang tính đồng bộ, tập trung ưu tiên hỗ trợ các sản phẩm chủ lực của từng xã, phường, thị trấn.

Tin, ảnh: Thái Sơn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản

Bằng sự chăm chỉ, chịu khó học hỏi, chị Đặng Thị Trai Dung (sinh năm 1963), tổ dân phố Lương Quán, phường Thủy Biều, TP. Huế đã phát triển kinh tế gia đình nhờ vào trồng cây đặc sản thanh trà, bưởi của địa phương. Chị cũng rất nhiệt tình tham gia công tác hội và các phòng trào của địa phương.

Phát triển kinh tế từ cây đặc sản
Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế

Để nâng cao giá trị cho cây sen trên địa bàn tỉnh, việc phát triển chuỗi liên kết từ chọn vùng trồng, giống, kỹ thuật chăm sóc đến sản xuất chế biến và làm du lịch... đang được các địa phương, doanh nghiệp và các ngành liên quan ưu tiên thực hiện. Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt là đơn vị được đặt hàng chủ trì thực hiện dự án khoa học công nghệ này.

Phát triển chuỗi liên kết từ sen Huế
“Góc Huế” tại AEON MALL

Trung tâm thương mại AEON MALL Huế đã tạo nên sức hút lớn trong những ngày đầu mở cửa đón khách, khi lượng khách đến đây tham quan, mua sắm rất sôi động. Cùng với các thương hiệu nổi tiếng, không gian văn hóa địa phương (Local Corner) tạo dấu ấn rất riêng không chỉ cho trung tâm thương mại này, mà còn là điểm nhấn thể hiện sự đồng hành của chính quyền và các sở, ban, ngành trong hành trình đưa sản phẩm Huế đến gần với các chuỗi cung ứng lớn.

“Góc Huế” tại AEON MALL
“Săn” cá bống suối

Hôm đến xã Hồng Thủy xa xôi của huyện biên giới A Lưới, tôi gặp hình ảnh dưới dòng suối uốn lượn giữa núi rừng, người phụ nữ Pa Cô đang mải miết “săn” cá bống. Mồ hôi ướt lưng chiếc áo cũ, dệt bằng vải zèng truyền thống, nhỏ giọt trên đôi má hồng rực lên dưới nắng. Nụ cười cũng rạng rỡ như nắng và mộc mạc, hiền lành như lá rừng. “Bức tranh” thật đẹp khiến chúng tôi không thể nào không “chốt” cái hẹn ngược suối.

“Săn” cá bống suối
Kích cầu du lịch, nâng tầm sen Huế

Qua 4 lần tổ chức, ngày hội Sen Huế tiếp tục khẳng định và tôn vinh giá trị cây sen Cố đô và quảng bá các sản phẩm từ sen đến với du khách. Từ ngày hội này, chuỗi lễ hội truyền thống và đương đại của Festival Huế có thêm một điểm nhấn.

Kích cầu du lịch, nâng tầm sen Huế

TIN MỚI

Return to top