ClockChủ Nhật, 12/02/2023 12:17

Hạt vi nhựa đã lấn sâu

TTH - Lần đầu tiên, hạt vi nhựa đã được tìm thấy trong mô tĩnh mạch của con người. Tôi đọc thông tin này trên báo Tin tức điện tử và ngay lúc đó, là nỗi bất an cảm thấy.

Một lượng lớn vi nhựa xuất hiện trên bờ biển Đại Tây DươngTìm thấy hạt vi nhựa trong cá khô một số nước châu Á

Điều này làm ngạc nhiên đối với cả những nhà nghiên cứu chuyên ngành, cho dù trước đó người ta đang phát hiện hạt vi nhựa có ở trong máu, trong ruột kết hay thậm chí là ở phần dưới của phổi người. Điều mà họ băn khoăn rằng, không biết các hạt này có thể xuyên qua các mạch máu và vào mô tĩnh mạch không, thì bây giờ đã có câu trả lời, thông qua xét nghiệm từ các mẫu lấy từ tĩnh mạch hiển ở chân của bệnh nhân trải qua phẫu thuật bắc cầu nối động mạch vành. Nghĩa là các hạt vi nhựa bé xíu, khó có thể nhìn thấy bằng mắt người với kích cỡ từ nhỏ hơn 5mm hay nhỏ hơn rất nhiều với kích thước trong khoảng đường kính của sợi tóc người (khoảng 50 micromet) đã thay vì chỉ tác động đến môi trường, giờ đã đi vào cơ thể con người và bắt đầu lưu lại ở đó.

Các chuyên gia vẫn chưa khẳng định rằng, việc lấn sân và lấn sâu vào cơ thể con người sẽ gây ra những tác động và tác hại như thế nào. Điều này có lẽ còn cần đến những chuỗi nghiên cứu thận trọng và chuyên sâu hơn về dịch tễ học. Tuy nhiên, Giáo sư Jeanette Rotchell thì cho rằng, hạt vi nhựa đã được chứng minh có thể gây ra “phản ứng viêm và căng thẳng” trong môi trường phòng thí nghiệm. Trong khi đó, Giáo sư Mahmoud Loubani lại cho hay, sự hiện diện của vi hạt nhựa có thể làm tổn thương bên trong tĩnh mạch, dẫn đến tắc nghẽn và là một trong các nguyên nhân góp phần khiến các ca phẫu thuật bắc cầu động mạch vành gặp thất bại do các chất gây ô nhiễm.

Dù có hình dạng khác biệt, nhưng việc trung bình 15 hạt vi nhựa trong mỗi gam mô tĩnh mạch được các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nó tương đương hoặc cao hơn mức tìm thấy trong mô phổi và ruột kết. Nếu các hạt vi nhựa được tìm thấy ở các bộ phận khác trên cơ thể con người có thể từ polypropylene, thì các mẫu nhựa được tìm thấy trong phát hiện ở tĩnh mạch là nhựa alkyd (có trong sơn và vecni tổng hợp), polyvinyl axetat (chất kết dính được sử dụng trong đóng gói và vận chuyển thực phẩm), nylon và EVOH-EVA (dùng để đóng gói thực phẩm). Theo khuyến cáo từ một chuyên gia sức khỏe cộng đồng tại Đại học Imperial College London – GS Frank Kelly – thì giới chuyên gia gọi đó là “hóa chất mãi mãi”, nhưng bisphenol A (BPA), vốn được sử dụng để làm cứng nhựa mới là điều đáng lo ngại hơn cả. Ở một diễn biến có liên quan, các nhà nghiên cứu từ Đại học Tứ Xuyên mang đến thông tin, dựa trên kết quả của nghiên cứu, họ ước tính rằng mọi người có thể ăn một cách vô thức 37.613 – 89.294 hạt vi nhựa mỗi năm do sử dụng một cốc nhựa khoảng 4 - 5 ngày một lần.

Khi dò tìm những thông tin để hiểu hơn về cách mà mình đã “hấp thu” thụ động các hạt vi nhựa từ thói quen hàng ngày, tôi nhận ra có thể cơ thể mình đã có không ít các hạt vi nhựa, từ thói quen uống cà phê mang đi; từ các túi xách ni lông, bao bọc thực phẩm mình thường mang về mỗi ngày, từ các món ăn – thậm chí là nóng hoặc rất nóng đựng trong túi nhựa, hộp xốp mà thi thoảng tiện thể ghé lại quán xá nào đó mua mang về… Cơn đau rồi có thể trỗi dậy trong cơ thể một lúc nào đó, từ các hạt vi nhựa được tích tụ này.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết

Thông tin từ Chi cục Thủy sản tỉnh ngày 20/12, do thời tiết mưa lạnh, diễn biến phức tạp, vừa qua, vùng nuôi cá lồng trên đầm phá tại thôn Thai Dương Hạ Nam, xã Hải Dương (TP. Huế) có 22 lồng cá bị chết với số lượng hơn 14 ngàn con cá ong căn, hồng, mú, nâu, dìa, vẫu, hanh…

Mưa rét kéo dài làm cá nuôi lồng bị chết
Giữ gìn môi trường sạch đẹp

Huế đã có thương hiệu thành phố xanh, môi trường sống sạch, đẹp là điều không chỉ người dân sở tại mà du khách, những người xa quê trở về đã nhận định, thán phục. Kết quả đó, ngoài thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả "Ngày Chủ nhật xanh", còn đến từ ý thức giữ gìn thành phố xanh, sạch, đẹp của người dân.

Giữ gìn môi trường sạch đẹp
Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường

Những thay đổi nhỏ từ lối sống hằng ngày như đi chợ bằng giỏ, đựng thực phẩm trong hộp, dùng túi đựng, ống hút, ly uống nước... bằng giấy, hội viên phụ nữ TP. Huế đang góp phần giảm rác thải nhựa, túi ni lông ra môi trường. Đồng thời, lan tỏa phong trào sống xanh, góp phần chung tay vì một Huế - đô thị giảm nhựa.

Thay đổi thói quen để bảo vệ môi trường
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

TIN MỚI

Lọ nhựa Giá màng nhựa pvc cứng định hình Pavico Việt Nam
Return to top