ClockThứ Bảy, 03/10/2020 18:29

Khẳng định tình cảm keo sơn gắn bó giữa Hà Nội - Huế - Sài Gòn

TTH.VN - Chiều 3/10, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN Việt Nam TP. Hà Nội tổ chức tọa đàm, gặp mặt kỷ niệm 60 năm kết nghĩa ba thành phố: Hà Nội - Huế - Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh)- (8/10/1960 - 8/10/2020).

Hà Nội - Huế - Sài Gòn: Mãi mãi mối tình thắm thiết keo sơnMối quan hệ Hà Nội - Huế - Sài Gòn có nhiều ý nghĩa to lớnHợp tác toàn diện để phát triểnSơ kết một năm kết nghĩa Báo Thừa Thiên Huế - Hà Nội mới - Sài Gòn giải phóngCựu cầu thủ bóng đá Huế - Sài Gòn – Hà Nội hội ngộKết nghĩa 3 báo Hà Nội mới, Thừa Thiên Huế, Sài Gòn giải phóngĐọc lại lời kêu gọi kết nghĩa Hà Nội, Huế, Sài GònHà Nội - Huế - Sài Gòn trên Sân Cỏ

Các đại biểu tham dự tại buổi gặp mặt 

Dự tọa đàm, gặp mặt, về phía thành phố Hà Nội có các ông: Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn ĐBQH TP; Chu Ngọc Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP…

Đại biểu Thừa Thiên Huế có các ông: Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ; các vị trong Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy...

Đại biểu TP. Hồ Chí Minh tham dự có Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Tô Thị Bích Châu; Phó Chủ tịch UBND TP. Dương Anh Đức…

Nhân dân Hà Nội đã ghi tên Huế, Sài Gòn trong tim

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại buổi gặp mặt 

Phát biểu khai mạc tọa đàm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh nhấn mạnh, lịch sử dân tộc ta đã khẳng định, Hà Nội - Huế - Sài Gòn “như cây một cội, như con một nhà”, trải qua các thời kỳ lịch sử đã hợp sức cùng nhau trong lao động, sản xuất, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt, chống kẻ thù xâm lược, giữ vững bờ cõi dân tộc, được thể hiện sinh động trong mỗi giai đoạn lịch sử.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, cách đây 60 năm, theo nguyện vọng của các tầng lớp Nhân dân Thủ đô, Ủy ban MTTQ, Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội cùng các đồng chí đại diện Nhân dân Huế, Sài Gòn quyết định thành lập Ban vận động kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn đầu tháng 10/1960, do bác sĩ Trần Duy Hưng, Chủ tịch Ủy ban Hành chính TP. Hà Nội làm Trưởng ban.

Vào tối 8/10/1960, tại Câu lạc bộ Ba Đình (Hà Nội), Ban vận động đã tổ chức trọng thể Lễ ký kết giữa ba tỉnh, TP lớn: Hà Nội - Huế - Sài Gòn. “Từ đây, Nhân dân Hà Nội đã ghi tên Huế - Sài Gòn trong trái tim mình, trong tâm trí”. Phong trào kết nghĩa Hà Nội - Huế - Sài Gòn từ đây đã phát triển nhanh chóng và đạt được kết quả to lớn trên địa bàn Thủ đô. Nhiều phong trào thi đua trên các lĩnh vực KT-XH đều hướng về miền Nam ruột thịt.

Tại tọa đàm, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cũng vui mừng thông báo, các nhà khoa học, các nhân chứng những thành quả của Đảng bộ TP. Hà Nội sau 35 năm đổi mới. Đồng thời tin tưởng, mối quan hệ đặc biệt giữa ba thành phố tiếp tục được các thế hệ cán bộ, đảng viên, Nhân dân bồi đắp thêm bằng những việc làm cụ thể, thiết thực để mối tình keo sơn thêm bền chặt, thực sự “là cây một cội, là con một nhà”.

“Đây cũng là nền tảng để ba tỉnh, TP vững bước trên con đường đổi mới, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN ngày càng giàu mạnh”, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Luôn hướng về Thủ đô ngàn năm văn hiến

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu tại buổi tọa đàm

Tại buổi tọa đàm, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu cho biết, trong quá trình hình thành và phát triển của lịch sử, ba địa danh Thăng Long, Thuận Hóa, Gia Định hay Hà Nội, Huế, Sài Gòn là ba cột mốc quan trọng. Mối quan hệ lâu đời giữa ba địa phương Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh là tiền đề quan trọng tạo nên sự phát triển của Việt Nam qua các thời kỳ cũng như trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.

Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhấn mạnh: “Mối tình kết nghĩa giữa ba thành phố thể hiện tư tưởng sáng ngời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Đồng hành với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, chúng tôi luôn hướng về Hà Nội nghìn năm văn hiến và tự hào về TP. Hồ Chí Minh “Thành đồng Tổ quốc”. Chúng tôi đánh giá cao và chúc mừng những thành quả to lớn của công cuộc xây dựng thành phố ngày càng văn minh, hiện đại của Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô Hà Nội cũng như TP. Hồ Chí Minh”.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế - Lê Trường Lưu, 60 năm qua, mỗi bước phát triển của Thừa Thiên Huế bên cạnh nỗ lực, phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, còn mang đậm dấu ấn nghĩa tình sâu nặng của Nhân dân Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Thời gian tới, để tiếp tục tăng cường hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, phát huy thế mạnh, vai trò của mỗi địa phương, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đề nghị ba thành phố tập trung tăng cường hợp tác, hỗ trợ trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; trong đó đẩy mạnh hoạt động trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm trong quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục hợp tác, trao đổi kinh nghiệm, hỗ trợ đào tạo cán bộ, nhất là lĩnh vực quản lý, vận hành hệ thống về xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh.

Đồng thời đề nghị tăng cường trao đổi về cách làm hay trong giải quyết các vấn đề ở cơ sở; đẩy mạnh hợp tác về phát triển KT - XH, tập trung vào các lĩnh vực: Quy hoạch, kế hoạch, phát triển đô thị, xúc tiến đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp; du lịch, thương mại; văn hóa, xã hội; an ninh quốc phòng... 

Nền tảng tạo nên sức mạnh to lớn

Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Dương Anh Đức phát biểu tại buổi gặp mặt 

Phát biểu tại tọa đàm, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh Dương Anh Đức khẳng định, mối tình kết nghĩa thắm thiết keo sơn của ba thành phố đã ghi vào những trang sử vẻ vang, mãi khắc sâu trong lòng Nhân dân cả nước; động viên Nhân dân Hà Nội nỗ lực xây dựng Thủ đô xã hội chủ nghĩa, cổ vũ Nhân dân Huế, Sài Gòn và miền Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do, thống nhất đất nước.

Tình nghĩa keo sơn gắn bó đó còn là một trong những nền tảng tạo nên sức mạnh to lớn trong suốt chiều dài của lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc. Mỗi chiến công vang dội là sự hòa quyện của lòng căm thù mãnh liệt, của ý chí quyết tâm, của mối tình keo sơn chia ngọt sẻ bùi của quân và dân ba thành phố; là tinh thần một lòng cùng động viên nhau trong chiến đấu, lao động và sản xuất, bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam theo tinh thần “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”; là niềm tin mãnh liệt cùng nhân dân cả nước sát cánh bên nhau khắc phục những hậu quả nặng nề của chiến tranh, khôi phục kinh tế...

Việc kết nghĩa của ba thành phố đã góp phần hoàn thành sứ mệnh lịch sử với Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối và cùng vun đắp, phát huy truyền thống tốt đẹp trong sự nghiệp kiến thiết, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Sau ngày đất nước thống nhất, tỉnh Thừa Thiên Huế đã quyết định đặt, đổi một số tên đường, mang tên đường Hà Nội, đường Bến Nghé... Nhân dịp kỷ niệm 30 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, UBND TP. Hồ Chí Minh cũng quyết định đổi tên Xa lộ Biên Hòa thành Xa lộ Hà Nội.

Đại diện TP. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, nối tiếp truyền thống kết nghĩa quý báu đó, Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh giao lưu và hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, nhiều chương trình hợp tác giữa ba thành phố được ký kết, tiếp tục phát huy truyền thống gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau trên các mặt KT - XH, cùng cả nước quyết tâm thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì mục tiêu phát triển và hội nhập.

Mối tình sắt son đó sẽ mãi mãi thắm tươi trên những công trình mang dấu ấn chung trong quy hoạch và phát triển, trong từng chương trình, kế hoạch, đẩy mạnh xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp; du lịch, thương mại; văn hóa, xã hội; y tế, giáo dục, môi trường và an sinh xã hội của ba tỉnh, thành phố.

Tại buổi tọa đàm, các nhân chứng từ Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh cũng được mời đến giao lưu.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt “Huế-Sài Gòn-Hà Nội”

Cán bộ chủ chốt của 3 tỉnh, thành chụp ảnh lưu niệm tại buổi gặp mặt

Tối nay (3/10) tại Hà Nôi cũng sẽ tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt “Huế-Sài Gòn-Hà Nội”.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Hà Nội-Huế-Sài Gòn" sẽ mang đến không gian nghệ thuật đặc sắc đặc trưng văn hóa của 3 thành phố lớn. Chương trình có sự góp mặt của những nghệ sĩ tên tuổi, như: Trọng Tấn, Hồng Nhung, Phạm Thu Hà, Quang Dũng, Lan Anh, Vân Khánh, Đoan Trang, cùng các vũ đoàn.

Qua những hoạt cảnh và những ca khúc bất hủ, chương trình sẽ làm sống lại khí thế hào hùng mà 3 thành phố lớn Hà Nội-Huế-Sài Gòn đã sát cánh cùng nhau đi qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, đến khi non sông thống nhất.

Bên cạnh những ca khúc kháng chiến, chương trình còn có những ca khúc trữ tình, lãng mạn thể hiện sự phát triển của 3 thành phố, khơi dậy niềm tự hào về 3 thành phố lớn của đất nước.

Bài, ảnh: Bình Minh

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương

Trở thành thành phố trực thuộc Trung ương là một sự kiện lớn của Thừa Thiên Huế. Sự kiện này mở ra cơ hội để Huế phát triển mạnh mẽ kinh tế - xã hội (KT-XH). Tuy nhiên, còn ít doanh nghiệp (DN) có kế hoạch tận dụng bối cảnh này để phát triển, mở rộng quy mô.

Cơ hội dành cho doanh nghiệp khi Huế là thành phố trực thuộc Trung ương
Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Trong khuôn khổ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV, sáng 31/10 đã diễn ra phiên thảo luận tại tổ về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương. Các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đồng tình, ủng hộ cao đối với Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương (Đề án); đồng thời cho rằng, Huế xứng đáng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Huế hội tụ đủ các điều kiện để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

Ngày 28/10, ông Trần Xuân Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh cho biết, Hội đồng hương Thừa Thiên Huế tại TP. Hồ Chí Minh vừa tổ chức gala thơ nhạc “Chút tình với Huế” thu về 600 triệu đồng nhằm sẻ chia các dự án cộng đồng tại quê hương.

Đêm nhạc “Chút tình với Huế” sẻ chia các dự án cộng đồng

TIN MỚI

Return to top