ClockThứ Sáu, 21/04/2023 06:53

Kiểm soát tốt các khâu

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực bảo đảm an toàn thực phẩm từ khâu cấp phép, quản lý, thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm… là chỉ đạo của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Lễ phát động Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2023 (từ 15/4-15/5), được tổ chức ngày 18/4 vừa qua.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Thực phẩm bẩn rất đa dạng về chủng loại, từ rau, củ, quả tồn dư quá mức thuốc bảo vệ thực vật đến thịt gia súc, gia cầm tươi sống được nuôi bằng thức ăn pha trộn chất tăng trọng, tạo nạc; sử dụng hóa chất, chất phụ gia trái quy định để biến thịt ôi thối thành tươi ngon... Thực phẩm không an toàn có mặt ở tất cả các khâu trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi đến bảo quản, chế biến, tiêu thụ, gây bất an cho người tiêu dùng. Hệ lụy của nó, không chỉ người tiêu dùng nơm nớp chuyện ăn gì, uống gì cũng sợ ngộ độc, mà cả người sản xuất, kinh doanh chân chính cũng thiệt hại do bị người tiêu dùng tẩy chay, các đối tác nước ngoài trả lại hàng, thậm chí cấm nhập khẩu.

Thực tế, đa phần người sản xuất, buôn bán nhận thức rõ tác hại của thực phẩm bẩn, nhưng vì lợi nhuận, nên họ bất chấp hậu quả có thể xảy ra đối với người tiêu dùng; cũng có người vì chạy theo thị hiếu của người tiêu dùng hay do yêu cầu của các thương lái. Họ dùng rất nhiều thủ đoạn tinh vi để qua mặt các cơ quan chức năng, người tiêu dùng. Tuy nhiên, dù cố ý hay vô tình, trực tiếp hay gián tiếp, người sản xuất thực phẩm bẩn đang đầu độc cộng đồng. Điều này phải coi như là một tội ác, chứ không dừng ở làm ăn gian dối, chạy theo lợi nhuận.

Vấn nạn thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn ai cũng rõ và các cơ quan quản lý tích cực vào cuộc ngăn chặn, xử lý, nhưng chưa thực sự hiệu quả. Trước hết, ở tầm vĩ mô, quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm có đến 3 bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương. Ở cấp tỉnh tương ứng là 3 sở. Giữa các cơ quan này còn có sự chồng chéo, đan xen trong phân công, phân cấp nhiệm vụ quản lý Nhà nước; công tác phối hợp còn nhiều hạn chế. Trong khi đó, ban chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm từ Trung ương đến địa phương hoạt động theo cơ chế kiêm nhiệm nên hiệu quả không cao, chưa có sự thống nhất.

Xét về quy trình sản xuất, với đặc thù nền sản xuất nông nghiệp đa phần quy mô nhỏ lẻ, sản xuất theo nông hộ, cá thể nên rất khó kiểm soát chất lượng hàng nông, lâm, thủy sản. Việc chế biến thực phẩm, nhất là những sản phẩm “nhà làm” và làm theo mùa vụ cũng trong tình trạng tương tự nên khó đảm bảo các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy, rất cần cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ sản xuất quy mô hàng hóa, theo chuỗi giá trị và áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tiên tiến.

Với quá trình lưu thông, phân phối đến tay người tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, khi chủ yếu phân phối qua các cửa hàng tư nhân, chợ truyền thống. Trong khi hệ thống phân phối hiện đại, như trung tâm thương mại, siêu thị còn hạn chế về đầu mối, chủ yếu tập trung ở các đô thị, còn vùng nông thôn thì hầu như bỏ ngỏ. Ngay cả việc đưa hàng vào các kênh tiêu thụ hiện đại cũng gặp nhiều khó khăn về thủ tục, các yêu cầu về đăng ký thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, chi phí, chiết khấu cao… Thêm vào đó, hiện nay việc kinh doanh trên mạng xã hội đang ngày càng diễn biến phức tạp thì công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng thực phẩm càng gặp nhiều khó khăn.

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân; tăng cường kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định; nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn… Đây là những giải pháp đồng bộ được Thừa Thiên Huế đặt ra không chỉ trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, mà là nhiệm vụ liên tục, xuyên suốt cả năm 2023 và các năm tiếp theo

HOÀNG MINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao

“Tôi bị huyết áp cao 160 mmHg đang dùng thuốc. Ngoài ra, tôi còn bị thiếu máu não, ảnh hưởng đến trí nhớ, hay mất ngủ. Năm 2012 thì phát hiện thêm bệnh suy thận độ 1” - chú Lưu Công Cư (sinh năm 1960, trú tại số nhà 65B, đường Nguyễn Cao, phường Ngô Quyền, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang - SĐT: 0866.914.566) chia sẻ.

Ích Thận Vương giúp tôi kiểm soát suy thận độ 1 do biến chứng huyết áp cao
Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Chuẩn bị tốt cho công tác huấn luyện

Đầu tháng 3, sau lễ ra quân huấn luyện, các đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh sẽ đồng loạt triển khai công tác huấn luyện năm 2024. Tất cả đã sẵn sàng thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu.

Chuẩn bị tốt cho công tác huấn luyện
Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn

Ngày 3/2, lực lượng liên ngành Thanh tra giao thông phối hợp Cảnh sát giao thông và quản lý hành chính về trật tự xã hội tỉnh, thành phố… tiếp tục mở đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông (ATGT) tàu, xe vào dịp cận Tết Giáp Thìn 2024 trên địa bàn.

Cao điểm kiểm tra, kiểm soát trật tự an toàn tàu xe dịp Tết Giáp Thìn
Return to top