ClockThứ Ba, 06/06/2023 10:45

Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) sẽ là căn cứ pháp lý đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước

TTH.VN - Liên quan đến Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh đã có nhiều góp ý tại phiên thảo luận tại tổ 4 gồm các Đoàn ĐBQH: Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng.

Hôm nay (6/6), Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấnCần điều chỉnh một số điểm chưa hợp lý trong dự án Luật Nhà ở (sửa đổi)Khơi thông nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế

leftcenterrightdel
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu tại phiên thảo luận 

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu điều hành phiên thảo luận. Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng tham gia phiên thảo luận này.

Đánh giá tại phiên thảo luận cho thấy, qua hơn 10 năm thực hiện, Luật Tài nguyên nước năm 2012 đã bộc lộ những hạn chế vì sự chồng chéo với các luật khác dẫn đến khó thực hiện hoặc lãng phí nguồn lực. Đồng thời, thiếu khung pháp lý cho an ninh nguồn nước, đặc biệt là vấn đề bảo đảm an ninh nước cho sinh hoạt; thiếu quy định cụ thể liên quan đến điều hòa, phân bổ nguồn nước, giám sát chặt chẽ các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất; giảm thiểu ngập lụt đô thị; định giá đầy đủ giá trị của tài nguyên nước; một số điều kiện kinh doanh không còn phù hợp; chưa có cơ chế, chính sách minh bạch, rõ ràng để tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các nguồn lực xã hội của các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị - xã hội thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương; một số nội dung phát sinh mới trong thực tiễn nhưng pháp luật chưa có quy định điều chỉnh.

Các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành luật này và cho rằng cần có những quy định cụ thể để đảm bảo an ninh an toàn nguồn nước, trong đó, bổ sung các chế tài, công cụ kiểm soát, giám sát hiệu quả hơn, đồng bộ hơn trong các cơ chế hợp tác, giải quyết các vấn đề nước xuyên biên giới. Đồng thời,  đặt vấn đề về việc làm để  đảm bảo an ninh, an toàn nguồn nước, trong khi đến hơn 60% nguồn nước của Việt Nam phụ thuộc vào nước ngoài? Cần quy định cơ chế quản lý "nước mặt".

Đại biểu Lê Hoài Trung (Đoàn ĐBQH tỉnh) nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc quản lý và sử dụng công bằng, bền vững nguồn nước liên quốc gia. Tuy nhiên, trong dự thảo Luật chưa đề cập đến những vấn đề liên quan đến điều ước quốc tế, hay thoả thuận quốc tế quy định trách nhiệm của các quốc gia trong bảo vệ nguồn nước liên quốc gia.

leftcenterrightdel
Đại biểu Lê Hoài Trung nêu ý kiến tại phiên thảo luận 

Góp ý dự thảo luật, đại biểu Lê Hoài Trung đề nghị cần nghiên cứu bổ sung thêm để tương thích với quy định của điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế, liên quan tới những vấn đề như thông báo trước về sử dụng nước, quy định chất lượng nước và số lượng quốc gia tham gia tổ chức, nhằm có tính chất ràng buộc, trách nhiệm của cơ quan liên quan đến quản lý nguồn nước xuyên quốc gia.

Phiên thảo luận cũng ghi nhận ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên. Do vậy, trong định nghĩa về tài nguyên nước cần được tiếp thu toàn diện để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý "nước Mặt", vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức; đồng thời cho rằng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) lần này cần điều chỉnh bổ sung quy định quản lý nước Mặt.  Cùng với đó là việc hoàn thiện bổ sung thêm quy định về vấn đề tưới tiết kiệm, bởi tại Việt Nam kỹ thuật tưới tiêu còn rất lãng phí nước.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ: “Trong dự án Luật này nên quy định cho rành mạch chức năng nhiệm vụ cho quản lý nhà nước. Chính phủ quản lý chung, còn Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước và trực tiếp quản lý một số lĩnh vực khác, nên quy định rõ trách nhiệm của các bộ theo hướng tập trung hơn, tránh gây phức tạp trong quản lý và cần thiết xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành quản lý lưu vực sông...”.

* Hôm nay (6/6), tại Nhà Quốc hội, theo chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Phiên này tiến hành trong thời gian 2,5 ngày, từ sáng  6/6 đến hết sáng ngày 8/6. Dự kiến, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng sẽ chât vấn một số vấn đề liên quan đến các Bộ, ngành Trung ương.

THỌ LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông (sửa đổi) và dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi)

Nêu quan điểm tại phiên thảo luận tại tổ, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh đến việc cần thể chế hóa bằng luật thẻ căn cước công dân, cả về quy trình quản lý, sử dụng và mẫu mã.

Nhiều ý kiến góp ý dự án Luật Viễn thông sửa đổi và dự án Luật Căn cước công dân sửa đổi
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật

Chiều 9/6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại tổ về dự án Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Nguyễn Thị Sửu đã có những ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ 4 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cà Mau, Lai Châu, Thừa Thiên Huế và TP. Hải Phòng.

Rà soát và quy định cụ thể hơn để đảm bảo tính khả thi của dự án luật
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:
Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 9/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tổ 4 gồm các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Cà Mau và TP. Hải Phòng.

Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất
Return to top