ClockThứ Sáu, 09/06/2023 18:07
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV:

Cần có những nguyên tắc cụ thể khi xác định giá đất

TTH.VN - Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 9/6, Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Tổ 4 gồm các đại biểu thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Thừa Thiên Huế, Lai Châu, Cà Mau và TP. Hải Phòng.

Ngày 9/6, Quốc hội thảo luận hai dự án luật quan trọng, trong đó có Luật Đất đai (sửa đổi)Đại biểu Nguyễn Hải Nam đề xuất 9 nhóm cơ chế, chính sách cho Thành phố Hồ Chí Minh“Dữ liệu mở và Trí tuệ nhân tạo - Động lực tăng trưởng kinh tế”​Cần rà soát các tuyến đường có quy mô nhỏ

leftcenterrightdel
UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu tại buổi thảo luận 

Trước đó, tại Nhà Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); kết qủa lấy ý kiến Nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đó, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho biết, tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân, một số chương, mục, điều đã được chỉnh sửa, thay đổi cơ bản về cấu trúc và nội dung. Dự thảo Luật sau khi hoàn thiện có bố cục gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục (mục 3 Chương IV, mục 1 Chương VII; mục 1, 2, 3 chương XVI), bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân…

Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cũng nhấn mạnh, Ủy ban đánh giá cao Chính phủ đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo và các bộ, ngành khẩn trương nghiên cứu, tiếp thu nhiều ý kiến của Nhân dân, ý kiến đại biểu Quốc hội và ý kiến các cơ quan của Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Luật có bước tiến quan trọng về chất lượng; các tài liệu trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 được chuẩn bị nghiêm túc, công phu, nhiều nội dung đã được tiếp thu, giải trình.

Để đạt được sự đồng thuận, thống nhất cao nhất khi thông qua dự thảo Luật, Ủy ban Kinh tế đề nghị chỉ cụ thể hóa tại Luật những nội dung Nghị quyết số 18-NQ/TW đã chín, đã đủ rõ. Đối với những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, điều kiện thực tiễn chưa cho phép quy định ngay tại Luật để trình Quốc hội thông qua, đề nghị Chính phủ phối hợp báo cáo cấp có thẩm quyền trong quá trình hoàn thiện dự thảo Luật.

Tại buổi thảo luận ở tổ 4, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đã có những góp ý liên quan đến quy định thu hồi đất trong khu kinh tế.

Ông Lưu cho rằng, ở địa phương, khu kinh tế là động lực phát triển của cả vùng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch hết sức chi tiết và có nhiều chính sách ưu đãi, nên cần bổ sung nội dung các dự án đầu tư vào khu kinh tế thẩm quyền thu hồi đất là của Nhà nước. “Khu kinh tế đang được quản lý bởi Ban Quản lý khu kinh tế ở từng địa phương nên đơn vị này sẽ thuận lợi hơn trong nhiệm vụ về hoàn thiện các thủ tục hành chính và thu hồi đất”, ông Lưu nói.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cũng đề nghị dự thảo luật cần có định nghĩa cụ thể hơn về giá đất, xác định như thế nào là giá đất theo cơ chế thị trường. “Hiện nay, khoảng 70-80% vụ kiện ở các địa phương liên quan đến đất đai, do vậy, việc xác định giá đất phải có nguyên tắc cụ thể. Ngoài ra, cơ chế về giá đất bồi thường theo thỏa thuận cũng phải rõ ràng”, ông Lưu nhấn mạnh.

Trước thực trạng tại một số địa phương chưa làm tốt công tác quy hoạch sử dụng đất, ông Lê Trường Lưu cũng đề nghị, dự thảo luật cần quy định kỹ, chặt chẽ về vấn đề này. Ngoài ra, phải xem xét, tính toán kỹ lưỡng việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất trồng rừng sản xuất sang trồng cây lâu năm.

leftcenterrightdel
  Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu nêu nhiều vấn đề về thẩm định giá đất

Liên quan đến nội dung giao đất, cho thuê đất, chuyển quyền sử dụng đất, đại biểu Nguyễn Thị Sửu, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh đề nghị bổ sung đối tượng được giao đất phi nông nghiệp là cộng đồng dân cư.

Bà Sửu cũng quan tâm đến các nguyên tắc về việc định giá đất được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 154. Trong đó, vị nữ đại biểu nhấn mạnh nguyên tắc đảm bảo tính độc lập giữa tổ chức tư vấn, hội đồng thẩm định giá và cơ quan hoặc người có thẩm quyền thẩm định giá đất.

Theo bà Sửu, nguyên tắc trên cần xem xét, điều chỉnh, bởi tại khoản 2 của Điều 156 thì quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh là người quyết định giá đất cụ thể đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền và tại khoản 2, Điều 157 lại quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh làm chủ tịch hội đồng thẩm định giá đất cụ thể. “Các nội dung này dẫn đến tính khách quan không được thể hiện, nên cần sửa đổi cho phù hợp”, bà Sửu nói.

Đối với trường hợp tính tiền sử dụng đất khi gia hạn quyền sử dụng đất, điều chỉnh quy hoạch chi tiết mà làm thay đổi hệ số sử dụng đất, cho phép chuyển hình thức sử dụng đất được quy định tại nội dung giá đất cụ thể được áp dụng trong các trường hợp, bà Sửu cho rằng chưa thỏa đáng và còn mâu thuẫn với quy định tại điểm c, khoản 3 của Điều 15. “Sẽ có trường hợp làm thay đổi mật độ sử dụng đất, chiều cao, chiều sâu của công trình nhưng có thể không làm thay đổi hệ số sử dụng đất có phải xác định lại giá đất hay không?”, bà Sửu nêu quan điểm.

THỌ LINH
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng

Sáng 13/3 đã diễn ra Kỳ họp chuyên đề lần thứ 16, HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021 – 2026. UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân chủ trì kỳ họp.

Hội đồng Nhân dân tỉnh thông qua nhiều nghị quyết quan trọng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) ​

Sáng 17/1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp trong kỳ họp bất thường lần thứ năm cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đất đai sửa đổi 

​
Phú Lộc: Thông qua 10 nghị quyết thúc đẩy kinh tế - xã hội

Sáng ngày 15/12, HĐND huyện Phú Lộc tổ chức kỳ họp thứ 7, khóa XII, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do HĐND huyện bầu theo Nghị quyết số 96 ngày 23/6/2023 của Quốc hội; xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng liên quan đến tình hình kinh tế - xã hội (KT-H), quốc phòng - an ninh năm (QP-AN) 2023 và nhiệm vụ, giải pháp để phát triển KT-XH năm 2024; đồng thời, xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền của HĐND huyện.

Phú Lộc Thông qua 10 nghị quyết thúc đẩy kinh tế - xã hội
Bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực

Sáng 8/12, HĐND tỉnh bước vào ngày làm việc thứ 2 với phần thảo luận về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2024. Hầu hết các đại biểu cho rằng, năm 2024 là năm bứt phá để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu phát triển KT-XH. Do đó, cần có tư duy bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, tạo đà phát triển.

Bứt phá trong huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực
Return to top