ClockThứ Hai, 09/11/2020 16:50

Nhũng nhiễu dân, trách nhiệm thuộc về người đứng đầu

Tại phiên chất vấn thuộc kỳ họp thứ 10 của Quốc hội vào sáng 9/11, Tổng Thanh tra Chính phủ đã có giải trình trước chất vấn của đại biểu Quốc hội liên quan đến nội dung báo cáo về phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Chính phủ trình Quốc hội.

Trách nhiệm trước rừngCần đoàn kết và sẵn sàng trước khủng hoảng y tếĐầu tư phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạoKỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Thảo luận, đề xuất giải pháp phát triển bền vữngBa nhóm chính sách nhằm khắc phục bất cập, hạn chế của Luật Phòng, chống ma túy

Đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Đỗ Đức Hồng Hà chất vấn thành viên Chính phủ. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Tình hình tham nhũng từng bước được kiềm chế

Tại phiên họp, đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà (Hà Nội) chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ về nội dung: "Theo báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức gây nhũng nhiễu, phiền hà trong giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp".

"Tổng Thanh tra Chính phủ có thể cho biết, tình trạng này xảy ra nhiều nhất trong lĩnh vực nào, ai có trách nhiệm. Tổng Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm gì và giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng nêu trên?", đại biểu Hồng Hà chất vấn.

Bên cạnh đó, đại biểu Hồng Hà nêu vấn đề, trong báo cáo về phòng, chống tham nhũng năm 2020 của Chính phủ trình Quốc hội có đánh giá: "Tình hình tham nhũng ở nước ta trong thời gian qua đã từng bước được kiềm chế, ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm".

"Xin Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, căn cứ vào đâu để đưa ra đánh giá như trên", đại biểu chất vấn.

Trả lời vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, thời gian qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, toàn diện của Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng mà trực tiếp và thường xuyên là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; sự lãnh đạo quyết liệt của Quốc hội, Chính phủ; sự vào cuộc đầy đủ toàn diện của các cấp, ngành, doanh nghiệp, nhân dân và báo chí, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được kết quả tích cực toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, góp phần ổn định chính trị, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội, tạo niềm tin nhân dân và được quốc tế đánh giá cao.

"Tình trạng cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước còn nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân là vấn đề hết sức quan trọng được Đảng, nhân dân rất quan tâm và ngành Thanh tra cũng hết sức quan tâm", ông Lê Minh Khái nói.

Về chất vấn "trách nhiệm thuộc về ai", Tổng Thanh tra cho rằng trách nhiệm thuộc về người đứng đầu cơ quan, lĩnh vực để xảy ra nhũng nhiễu gây phiền hà cho người dân. Còn xảy ra ở lĩnh vực nào thì Chỉ thị 10 của Thủ tướng Chính phủ (về tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc) đã nêu rất rõ.

"Có thể nói, những lĩnh vực thường xuyên tiếp xúc với người dân, những lĩnh vực cán bộ, công chức thiếu rèn luyện, dễ xảy ra tham nhũng như khu vực phục vụ dịch vụ công", Tổng Thanh tra nhấn mạnh.

Ông Lê Minh Khái nêu rõ, Thanh tra Chính phủ đã đề xuất Thủ tướng ban hành chỉ thị để chống nhũng nhiễu phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong quá trình giải quyết công việc.

Sau khi Thủ tướng ban hành Chỉ thị 10 năm 2019, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc để triển khai. Thanh tra Chính phủ cũng tham mưu với Thủ tướng ban hành Công điện 724 năm 2019 để tăng cường các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng trong hoạt động công vụ.

Tổng Thanh tra cho biết: Hai văn bản này có ý nghĩa rất lớn trong vấn đề chấn chỉnh tình trạng tham nhũng của cán bộ, công chức khi thực hiện công vụ. Vào tháng 10 Thanh tra Chính phủ đã có báo cáo sơ kết 1 năm thực hiện Chỉ thị 10, trong đó có đánh giá tình trạng, nêu giải pháp để tiếp tục thực hiện trong  thời gian tới.

Việc đánh giá tình hình tham nhũng là hết sức khó khăn

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN

Giải trình về vấn đề này, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, việc đánh giá tình hình tham nhũng là hết sức khó khăn. Tuy nhiên, với tư cách là một cơ quan tham mưu thì Thanh tra Chính phủ phải cố gắng bám sát những nội dung làm căn cứ để đánh giá. Thanh tra Chính phủ căn cứ ý kiến đánh giá của người dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, ý kiến của người dân cảm nhận về tình hình tham nhũng.

Bên cạnh đó, chỉ số PAPI, chỉ số đánh giá của Thanh tra Chính phủ về hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng có tăng lên. Trong năm 2019, theo chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ chức minh bạch quốc tế, Việt Nam xếp thứ 96 trong 180 quốc gia, tăng 24 bậc về chỉ số minh bạch (năm 2009 xếp 120 trong 180 quốc gia). Ngoài ra, việc đánh giá hiệu quả của việc phòng, chống tham nhũng còn căn cứ vào những đánh giá, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng.

"Đánh giá về phòng, chống tham nhũng rất khó, cơ sở đánh giá dựa trên tinh thần phòng, chống tham nhũng, công tác quản lý nhà nước, công tác phòng ngừa, xử lý vi phạm, công tác tuyên truyền…", Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy

Ngày 21/11, Đoàn công tác của Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh do PGS.TS Lê Văn Chiến - Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh làm trưởng đoàn có buổi làm việc với Thị ủy Hương Thủy về công tác cán bộ nữ.

Tăng cường cán bộ nữ tham gia cấp ủy
Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới

Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 19/5/2018, khóa XII “về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ” xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Thực hiện mục tiêu của Nghị quyết, các cấp ủy đảng, địa phương, đơn vị, đã tập trung triển khai nhiều giải pháp, cách làm phù hợp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số, bảo đảm phục vụ công tác nhân sự đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng.

Tạo nguồn cán bộ cho giai đoạn phát triển mới
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới

Theo đặc phái viên TTXVN, chiều 7/11, tại thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), Hội nghị Cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10 có chủ đề “Hướng tới kết nối thông suốt vì một tiểu vùng Mekong hội nhập” được tổ chức với sự tham dự của người đứng đầu Chính phủ, Trưởng đoàn các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề xuất 6 nội dung để ACMECS bứt phá trong giai đoạn tới
Return to top