ClockThứ Hai, 15/01/2024 15:23

Quốc hội thảo luận Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi)

TTH.VN - Sáng 15/1, Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV chính thức khai mạc. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự phiên khai mạc. Trong ngày làm việc đầu tiên, Quốc hội đã tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Toàn văn bài phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XVĐảm bảo chất lượng cao nhất khi xem xét, quyết định 4 nội dung quan trọngNgày mai 15/1, khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khóa XV

 Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều. Ảnh: quochoi.vn

Về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, dự án Luật đã được Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ và các cơ quan, tổ chức liên quan chuẩn bị rất trách nhiệm, kỹ lưỡng, công phu qua nhiều vòng, nhiều bước; đã được thảo luận, cho ý kiến tại 3 Kỳ họp Quốc hội, 2 Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐBQH) hoạt động chuyên trách, 6 phiên họp chính thức của UBTVQH và được chỉnh lý, tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học và trên 12 triệu lượt ý kiến của Nhân dân.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh lý gồm 16 chương và 260 điều (bỏ 5 điều, chỉnh lý 250 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

Tham gia góp ý dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu đề nghị ban soạn thảo xem xét bổ sung quy định đối với các khu đất có mục đích sử dụng hỗn hợp bao gồm: Đất xây dựng đô thị, chỉnh trang đô thị; đất xây dựng khu dân cư nông thôn; đất ở, đất công cộng, đất công trình sự nghiệp nhưng không phân định được ranh giới nhằm đảm bảo tính thống nhất với các pháp luật chuyên ngành khác liên quan.

Đối với điều kiện bán, mua tài sản gắn liền với đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất được Nhà nước cho thuê thu tiền thuê đất hằng năm (Điều 46), bà Sửu cho rằng, việc xác định đủ 2 điều kiện tại điểm b khoản 1 của điều này là cần thiết nhưng cần có quy định chi tiết từ Chính phủ để làm cơ sở thực hiện. Đồng thời, đề nghị làm rõ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được phép kết luận về thanh tra.

Đại biểu Nguyễn Thị Sửu tham gia thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Ảnh: Đoàn ĐBQH tỉnh cung cấp

Ngoài ra, để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất trong dự thảo luật, bà Sửu cũng đề nghị xem xét bổ sung quy định đối với nội dung về “Kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh”; bổ sung thêm 1 khoản vào Điều 79 với nội dung là “Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án thương mại dịch vụ trong các khu chức năng của khu kinh tế”.

“Tôi cho rằng, ban soạn thảo nghiên cứu giữ nguyên nội dung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Luật Đất đai 2013. Quy định như luật hiện hành đã tạo sự thống nhất, tính liên tục trong quá trình thực hiện thu hồi đất đối với các tổ chức được Nhà nước giao đất. Tại Điều 111 liên quan đến bố trí tái định cư, ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung thêm một khoản vào điều này với nội dung quy định “bố trí tái định cư bằng việc bán nhà ở hoặc giao đất ở tái định cư cho người đang sử dụng nhà thuộc sở hữu Nhà nước bị giải tỏa khi nhà nước thu hồi đất”, bà Sửu nói.

Chiều cùng ngày, Quốc hội tiến hành thảo luận về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).

Trình bày tóm tắt Báo cáo Tóm tắt một số vấn đề lớn tiếp thu, giải trình, chỉnh lý dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, các vị ĐBQH tiếp tục cho ý kiến đối với dự án Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngay sau kỳ họp, UBTVQH đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra, cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan có liên quan phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu kỹ lưỡng, có trách nhiệm để tiếp thu, chỉnh lý, giải trình ý kiến của các ĐBQH, ý kiến các cơ quan, tổ chức có liên quan để hoàn thiện dự thảo Luật, bảo đảm yêu cầu cơ cấu lại hệ thống tổ chức tín dụng theo chủ trương của Đảng, nghị quyết Quốc hội; bảo đảm nguyên tắc thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; có tính kế thừa; bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật, phù hợp với chuẩn mực kế toán và thông lệ quốc tế; tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức tín dụng; tăng khả năng chống chịu của hệ thống tổ chức tín dụng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Dự thảo Luật sau khi tiếp thu, chỉnh lý gồm 15 chương và 210 điều (tăng 7 điều so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6).

L.T
ĐÁNH GIÁ
5
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

Ngày 10/5, Sở Tư pháp tổ chức Hội thảo góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên (NCTN). Dự thảo Luật Tư pháp NCTN niên gồm 11 chương, 166 điều, điều chỉnh trong lĩnh vực tư pháp hình sự. Dự án Luật này sẽ được Quốc hội cho ý kiến trong Kỳ họp thứ 7 tới.

Góp ý dự án Luật Tư pháp người chưa thành niên

TIN MỚI

Return to top