ClockThứ Tư, 25/05/2016 14:00

Tăng năng lực cạnh tranh cấp huyện

TTH - Có 4 chỉ số thành phần tăng hạng là chỉ số gia nhập thị trường, chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, chỉ số đào tạo lao động và chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp nhưng lại có đến 5 chỉ số giảm vị trí xếp hạng và giảm nhiều so với tăng hạng, bao gồm các chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; chỉ số thiết chế pháp lý và tính minh bạch. Đó là nhìn nhận của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phan Thiên Định tại buổi đối thoại trực tuyến “Cải cách thủ tục hành chính – Thúc đẩy môi trường đầu tư” vừa được tổ chức.

Có 4 chỉ số thành phần tăng hạng là chỉ số gia nhập thị trường, chỉ số tính năng động và tiên phong của chính quyền tỉnh, chỉ số đào tạo lao động và chỉ số hỗ trợ doanh nghiệp nhưng lại có đến 5 chỉ số giảm vị trí xếp hạng và giảm nhiều so với tăng hạng, bao gồm các chỉ số chi phí thời gian để thực hiện các quy định của Nhà nước, chỉ số tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; chỉ số thiết chế pháp lý và tính minh bạch. Đó là nhìn nhận của Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phan Thiên Định tại buổi đối thoại trực tuyến “Cải cách thủ tục hành chính – Thúc đẩy môi trường đầu tư” vừa được tổ chức.

Rõ ràng là có vấn đề khi tỷ lệ doanh nghiệp đồng ý “không gặp bất kỳ khó khăn nào” khi thực hiện thủ tục hành chính về đất đai giảm sút. Bên cạnh đó là những giảm sút khác ở các chỉ tiêu doanh nghiệp tin tưởng và khả năng bảo vệ của pháp luật về vấn đề bản quyền và thực thi hợp đồng cũng như tính phán quyết của toà án. Việc các tài liệu về ngân sách ít được công bố sau khi phê duyệt và doanh nghiệp phải thương lượng với cán bộ thuế trong quá trình thanh, kiểm tra cùng với chỉ số chi phí không chính thức giảm bậc và có sự phàn nàn của các doanh nghiệp về nhũng nhiễu khi giải quyết thủ tục là phổ biến tăng.

Có thể nhìn thấy căn nguyên của những nguyên nhân dẫn đến tính không ổn định mà Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư phân tích. Theo chúng tôi, đây cũng là những vấn đề cần rất mực quan tâm để điều chỉnh, xử lý và thay đổi trong sự vận hành để tạo ra tính ổn định lâu dài. Những vấn đề cần và đã được tỉnh tập trung trong thời gian qua để tăng và tăng trở lại chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh bao gồm việc tiếp tục rà soát và nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp; tập trung cải cách hành chính lĩnh vực quản lý đất đai; tăng cường chất lượng và thời gian thụ lý, xét xử các vụ án kinh tế của tòa án các cấp, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp về khả năng bảo vệ của các cơ quan pháp luật về vấn đề bản quyền, thực thi hợp đồng kinh tế...

Mặc dù chưa được xem như là giải pháp hàng đầu, nhưng theo chúng tôi, đây cũng là giải pháp quan trọng khi tỉnh đã yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương phải xây dựng kế hoạch nâng hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cho chính đơn vị mình một cách cụ thể dựa trên các giải pháp chung về nâng hạng chỉ số cạnh tranh của tỉnh. Điều này là cần thiết vì nếu chỉ dựa vào những yêu cầu về nhận thức, quan điểm, mục tiêu...sẽ dẫn đến tính hình thức chung chung, khó tạo ra được những thay đổi cơ bản. Riêng ở góc độ này, có thể tham khảo chỉ số DCI (chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố) của Lào Cai - tỉnh có sự cải thiện vị trí xếp hạng một cách ngoạn mục – để xây dựng và đưa vào vận hành, nhằm tạo ra một sự cạnh tranh tốt giữa các địa phương và xem đó như một động lực tốt cho hành trình quay trở lại nhóm tốt và rất tốt của tỉnh trong chỉ số PCI.

Lê Nguyễn An Bình

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI

Với điểm tổng hợp đạt 46,0414 điểm, Thừa Thiên Huế dẫn đầu toàn quốc Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2023. Đây là lần thứ 2 Thừa Thiên Huế quán quân chỉ số này.

Trở lại quán quân trong bảng xếp hạng PAPI
Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ cá nhân, tổ chức sử dụng dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) toàn tỉnh năm 2023 đạt 47,3%, tăng 22,3% so với năm 2022 và 28,3% so với năm 2021. DVCTT đang chuyển dần từ cán bộ hướng dẫn làm thay sang công dân tự làm.

Chuyển biến tích cực trong dịch vụ công trực tuyến
Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính

Cùng với những kết quả đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội, năm 2023 công tác triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông và thực hiện TTHC trên môi trường điện tử của TP. Huế cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp (DN) thực hiện các TTHC nhanh chóng và hiệu quả.

Nâng chất lượng, đơn giản hóa thủ tục hành chính
Return to top