ClockThứ Hai, 22/04/2019 22:01

Dấu ấn đại tướng Lê Đức Anh

Đại tướng Lê Đức Anh giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Đại tướng Lê Đức Anh từng có mặt ở những điểm nóng nhất trong kháng chiến và trở về trong chiến thắng...

Nguyên Chủ tịch nước Lê Đức Anh từ trần

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh

Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ T.Ư, đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước sau một thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà nước, tập thể các giáo sư, bác sĩ tận tình cứu chữa, gia đình hết lòng chăm sóc, nhưng do tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần vào hồi 20 giờ 10 phút, ngày 22.4 tại nhà Công vụ, số 5A Hoàng Diệu, TP.Hà Nội.

Đại tướng Lê Đức Anh sinh ngày 1/12/1920 tại xã Lộc An, H.Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế.

Ông gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1938; Chủ tịch nước nhiệm kỳ 1992 - 1997. Từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (1987 - 1991), Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam (1986 - 1987)… Ủy viên Bộ Chính trị các khóa V, VI, VII; Bí thư Trung ương Đảng khóa VII; Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị khóa VIII…

Là một tướng trận, một trong số ít người đã trải qua các cuộc chiến tranh từ năm 1945 - 1989, đại tướng Lê Đức Anh có mặt ở những điểm nóng nhất và trở về trong chiến thắng.

Ngày 16/4/1974, ông được phong vượt cấp từ đại tá lên trung tướng do chủ động đánh địch lấn chiếm đất, phá âm mưu phá hoại Hiệp định Paris của địch; được phong hàm đại tướng vào năm 1984.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh từng tham gia chiến dịch giải phóng Campuchia, Tư lệnh quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia; tham gia cứu đất nước Campuchia thoát khỏi họa diệt chủng, giúp hồi sinh một dân tộc.

Trên cương vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ông đóng góp quan trọng vào bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, khi được tín nhiệm giao trọng trách thăm dò, mở đường cho bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và Mỹ.

Sáng kiến phong tặng danh hiệu bà mẹ Việt Nam anh hùng khi giữ trọng trách Chủ tịch nước; giải quyết chính sách đất đai cho bộ đội tự xây nhà, giúp ổn định chỗ ở, cải thiện đời sống sĩ quan, cán bộ quân đội; giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ khi giảm 60% quân số bằng cách đưa đi lao động xuất khẩu...

Bộ Chính trị khóa V có 13 Ủy viên, riêng quân đội có 3, gồm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Văn Tiến Dũng; Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Chu Huy Mân, và Lê Đức Anh (Thứ trưởng Bộ Quốc phòng). Vị trí Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là Ủy viên Bộ Chính trị, là rất đặc biệt, chưa từng có.

Nguyên Chủ tịch nước, đại tướng Lê Đức Anh được Đảng, nhà nước tặng thưởng: Huân chương Sao vàng; Huân chương Hồ Chí Minh; Huy hiệu 80 năm tuổi đảng; Huân chương Quân công hạng nhất; Huân chương Chiến công hạng nhì; Huân chương Chiến thắng hạng nhất, và nhiều Huân chương cao quý của nhà nước Liên Xô, Cu Ba, Camphuchia, Lào…

Theo Thanh niên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP:
Một sự lựa chọn của lịch sử

Cách đây 40 năm, vào tháng 2/1984, Hội Khoa học Hoàng gia Vương quốc Anh tổ chức xét phong, bình chọn ra 10 vị tướng vĩ đại nhất mọi thời đại, trong đó Việt Nam tự hào có 2 vị được đưa vào danh sách này - Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Một sự lựa chọn của lịch sử
Lê Đức Anh, người con quê hương trong chiến dịch Hồ Chí Minh

Miền Nam được giải phóng, Sài Gòn giữ được gần như nguyên vẹn, sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta toàn thắng. Trong đó, có công lao, những đóng góp và tên tuổi của Đại tướng Lê Đức Anh - người con của vùng đất Cố đô Huế, người đã cùng viết nên chiến thắng vẻ vang của lịch sử dân tộc.

Lê Đức Anh, người con quê hương trong chiến dịch Hồ Chí Minh
Dấu ấn đảng viên trẻ

Xác định vai trò là đội dự bị tin cậy của Đảng, những năm qua, các cấp bộ Đoàn toàn tỉnh đã tập trung bồi dưỡng những đoàn viên ưu tú phấn đấu trở thành đảng viên trẻ tiêu biểu, là hạt nhân nòng cốt cho hoạt động Đoàn, Hội, Đội và góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Dấu ấn đảng viên trẻ
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2: Tri Ân

Những ai trân quý quá khứ hào hùng của dân tộc, nhớ về những người hy sinh có thể ghé thuyền dâng một nén hương vì cần biết rằng, dưới làn nước xanh thẳm kia là xương cốt của nhiều liệt sĩ mà đến nay thân nhân họ không còn cơ hội kiếm tìm.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 2 Tri Ân
Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1: Dòng sông máu

Mỗi khi nhắc đến sông Hai Nhánh, mấy anh em từng thoát ly tham gia kháng chiến, chúng tôi đều ước mong có dịp quay trở lại địa điểm được ghi nhận là ác liệt nhất khi từ đồng bằng lên hậu cứ. Được Bí thư Thị ủy Hương Thủy Lê Ngọc Sơn giúp đỡ và đích thân Chủ tịch UBND xã Dương Hòa Lê Văn Thức trực tiếp đưa đi, cuối cùng chúng tôi toại nguyện.

Sông Hai Nhánh - Dấu ấn hào hùng - Kỳ 1 Dòng sông máu
Return to top