ClockThứ Năm, 11/07/2019 21:01

Tiếp tục giám sát các điểm tiêu hủy chôn lấp lợn dịch

TTH - Không chủ quan và lơ là trong việc giám sát, quan trắc đối với những điểm tiêu hủy chôn lấp lợn mắc bệnh dịch tả châu Phi trên địa bàn tỉnh được các địa phương, sở, ngành khẳng định tại buổi làm việc, kiểm tra thực địa giữa đoàn công tác Cục Bảo vệ Môi trường miền Trung - Tây Nguyên với các sở, ngành, địa phương liên quan của tỉnh vào sáng 11/7.

Quy định mức hỗ trợ dịch tả lợn châu PhiDịch tả lợn châu Phi đe doạ sinh kế hàng triệu người ở châu ÁCông bố dịch tả lợn châu Phi trên toàn tỉnhChính sách hỗ trợ phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi

Ông Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường miền Trung - Tây Nguyên (Bộ TN&MT) chỉ đạo đẩy mạnh giám sát, quan trắc, phun xịt khử trùng tại các điểm chôn hủy lợn dịch

Hiện trạng môi trường trong tầm kiểm soát

Tính đến nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đang xảy ra trên đàn lợn của 4.585 hộ chăn nuôi, 465 thôn, 94 xã thuộc 9 huyện. Tổng số lợn mắc bệnh và đã tiêu hủy là 26.068 con với tổng trọng lượng tiêu hủy là 1.516.666 kg; trong đó, Phú Vang có số lợn mắc bệnh tiêu hủy lớn nhất với 9.664 con; Phong Điền có 6.287 con; Quảng Điền có 3.122 con...

Là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh xuất hiện DTLCP, huyện Phong Điền đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, xã, thị trấn thực hiện quy trình chôn lấp, tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan chuyên ngành. Toàn bộ đàn lợn bị bệnh được tiêu hủy trong vòng 24 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm dương tính với bệnh DTLCP. Việc chôn lấp, tiêu hủy được thực hiện tại chỗ đối với số lượng lợn chết bị dịch không quá lớn và chọn địa điểm tiêu hủy tại đất vườn của hộ chăn nuôi có dịch và các khu đất trống đảm bảo khoảng cách theo quy định; hố chôn được đào sâu quá 3m, lót đáy, xử lý mùi hôi, khử trùng, tiêu hủy xác lợn bằng hoá chất và vôi bột.

Tuy phát dịch sau một số địa phương khác, nhưng Phú Vang có số lợn bị dịch và tiêu hủy lớn nhất trên toàn tỉnh. Ngoài các điểm chôn nhỏ lẻ, hầu hết các xã, thị trấn đều được chuẩn bị quỹ  đất từ 2- 3 điểm chôn tập trung đáp ứng yêu cầu.

Qua kiểm tra theo dõi hiện trạng môi trường khu vực chôn lấp, tiêu hủy bằng cảm quan, tại các điểm chôn lấp trên địa bàn huyện Phú Vang không có sự cố sụt lún, xói mòn, rò rỉ, ảnh hưởng đến môi trường nước, đất, không khí. Tuy nhiên, một số hố chôn từ 20 con trở lên đã có hiện tượng bốc mùi.

Tại điểm tiêu hủy khu vực An Sơn Tây, xã Quảng An (Quảng Điền) cách khu dân cư khoảng 500m vừa qua đã xuất hiện phát tán mùi hôi. Theo ông Lê Vĩnh Quý, Phó Trưởng phòng TN&MT Quảng Điền, điểm chôn lấp này do số lượng trên 30 con lợn dịch, nên có hiện tượng bốc mùi, song không xuất hiện rò rỉ, sụt lún. Những điểm chôn lấp khác có số lượng ít, được lót bạt, bỏ vào bao buộc kín miệng, rải vôi, khử trùng nên cơ bản chưa phát sinh mùi hôi.

Theo báo cáo của Chi cục Bảo vệ môi trường, bước đầu tiến hành khảo sát, kiểm tra thực tế tại một số vị trí đã chôn lấp tiêu hủy lợn mắc DTLCP ở Phú Vang, Quảng Điền, công tác tiêu hủy, chôn lấp được các địa phương tổ chức đảm bảo quy trình quy định. Vị trí lựa chọn chôn lấp tập trung lợn mắc dịch xa dân cư và nguồn nước mặt cung cấp sinh hoạt, nước ngầm. Bước đầu xác định mức độ ảnh hưởng đến môi trường của các vị trí đã tiến hành chôn lấp lợn mắc DTLCP là rất thấp.

Đoàn kiểm tra tại điểm chôn lấp tiêu hủy lợn dịch ở xã Phú Thượng (Phú Vang)

Giám sát, tiêu độc khử trùng định kỳ

Tại các điểm chôn hủy lợn dịch cơ bản hiện chưa xảy ra các sự cố về môi trường, tuy nhiên, để phòng ngừa và chủ động trong việc bảo vệ môi trường, ông Phạm Hồng Sơn, Cục trưởng Cục Bảo vệ Môi trường miền Trung - Tây Nguyên đề nghị các địa phương, Chi cục Bảo vệ môi trường cần giám sát, tăng cường phun xịt khử mùi ở các điểm chôn. Việc chôn hủy lợn dịch tại các điểm tập trung số lượng lớn cũng như các điểm nhỏ lẻ chắc chắn sẽ phát sinh mùi hôi, ô nhiễm, nên để giúp các địa phương có cơ sở khoa học phòng ngừa, xử lý kịp thời trước khi xảy ra sự cố môi trường, đơn vị quan trắc cần hỗ trợ quan trắc, theo dõi chất lượng các thành phần môi trường tại các khu vực tiêu hủy lợn dịch số lượng lớn, các khu vực thấp trũng, nhạy cảm.

Các huyện đã làm tốt khâu chuẩn bị, thống nhất địa điểm chôn và quy trình tiêu hủy, nhưng đề phòng nếu xảy ra tình hình dịch bệnh tương tự, các địa phương cần chủ động xây dựng đội ngũ tiêu hủy chuyên nghiệp, rà soát chuẩn bị quỹ đất, phương tiện, dụng cụ hỗ trợ giúp người dân tiêu hủy lợn dịch đúng quy trình, đảm bảo môi trường.

Nhiều địa phương đang gặp khó khăn về ngân sách phục vụ công tác phòng dập dịch, tiêu hủy, phun khử, nhất là một số thôn có lợn dịch và nguy cơ tái phát là vùng trũng, không có quỹ đất để chôn tại chỗ nên cần vận chuyển đến các khu đất ở các thôn khác, nguy cơ lây lan dịch bệnh cao. Vì thế, các địa phương đề xuất hỗ trợ một phần kinh phí từ Quỹ Bảo vệ môi trường Trung ương hoặc địa phương để chủ động làm tốt hơn trong công tác phòng chống DTLCP.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa vi phạm

Nhờ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) tổ chức đảng và đảng viên (TCĐ, ĐV) nên các cấp ủy đảng, ủy ban kiểm tra (UBKT) các cấp trong tỉnh đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm sai phạm theo quy định của Điều lệ Đảng.

Tăng kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa vi phạm
Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm

Tin từ Bloomberg cho biết Mỹ đang chi hơn 100 triệu USD để tăng cường giám sát cúm gia cầm ở gia súc và ở người trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại rằng dịch bệnh đã lan rộng hơn so với báo cáo.

Mỹ chi 100 triệu USD giám sát cúm gia cầm
Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết

Tình hình sốt xuất huyết (SXH) diễn biến phức tạp khiến ngành y tế khá vất vả trong việc điều trị cũng như ngăn dịch, dập dịch. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân có biểu hiện sốt, đau đầu, nhức mỏi cơ… nên đến cơ sở y tế khám, điều trị kịp thời.

Giám sát, xử lý triệt để ca bệnh sốt xuất huyết
Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh

Nền an ninh nhân dân “là sức mạnh tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh quốc gia làm nòng cốt”(1). Chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954 một lần nữa khẳng định: Xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân phải là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Nhà nước, trong đó lực lượng công an giữ vai trò tham mưu và nòng cốt.

Phát huy tinh thần Chiến thắng Điện Biên Phủ, tiếp tục xây dựng nền an ninh nhân dân vững mạnh
Return to top