ClockThứ Hai, 01/02/2021 06:30

Niềm tin đã được khẳng định

TTH - Có lẽ, nỗi lo lắng nhất của người dân cả nước bây giờ là sự bùng phát trở lại của dịch bệnh COVID-19 tại Hải Dương, Quảng Ninh và có nguy cơ lây lan tại một số tỉnh, thành khác.

Tiếp tục hoãn các hoạt động thể thao dịp Tết Nguyên đán Tân SửuLấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoàiGhi nhận 54 ca nhiễm COVID-19 mới

Đây không phải là lần đầu dịch COVID-19 tái bùng phát trong cộng đồng sau một thời gian dài tạm lắng, mà đã từng xảy ra ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh… Và, cũng không nằm ngoài dự báo của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Quốc gia về phòng, chống dịch COVD-19 và các địa phương khi tình hình dịch bệnh ở các nước trên thế giới còn diễn biến phức tạp.

Sự khác chăng lần này là dịch bệnh tái bùng phát trong thời kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu đang cận kề, bao nhiêu kế hoạch của người dân cho dịp tết sắp tới có nguy cơ đảo lộn; nhất là nhiều doanh nghiệp, cơ sở bán buôn, người trồng hoa… đã đầu tư một lượng lớn cho hàng hóa tết.

Tuy nhiên, nhiệm vụ ưu tiên phải là khoanh vùng kiểm soát, không cho dịch bệnh lây lan, nhằm bảo vệ sức khỏe người dân, vừa đảm bảo an sinh xã hội, phát triển kinh tế. Ngay trong thời gian diễn ra Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19.

Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, các địa phương tiếp tục huy động cả hệ thống chính trị, thực hiện nghiêm các phương châm, chiến lược, biện pháp phòng, chống dịch; thực hiện nghiêm chiến lược “lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài, khoanh vùng dập dịch triệt để ở bên trong, chữa trị hiệu quả”; bảo đảm phát hiện nhanh hơn, hành động nhanh và quyết liệt hơn để dập dịch triệt để trong thời gian nhanh nhất. Trước mắt, tập trung dập thành công 2 ổ dịch tại Hải Dương và Quảng Ninh và ngăn chặn việc lây lan ở Hà Nội, Hải Phòng và các địa phương khác trước Tết Nguyên đán, lấy đó là một thành tích quan trọng chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Từ Hà Nội, lãnh đạo các địa phương đang dự Đại hội Đảng đã có những chỉ đạo kịp thời về công tác phòng chống dịch tại địa phương mình. Tại Thừa Thiên Huế, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành cần đề cao cảnh giác, không lơ là, chủ quan phòng chống dịch; tiếp tục thực hiện chiến lược lấy phòng dịch làm ưu tiên, khóa chặt nguy cơ lây bệnh từ bên ngoài. Bám sát tình hình, chuẩn bị các kịch bản, tình huống, giải pháp để đối phó với làn sóng mới lây nhiễm COVID-19…

Lực lượng quân đội, công an, y tế trong cả nước đang được duy trì, tăng cường lực lượng để chốt chặn, kiểm soát, điều trị… có hiệu quả, không để dịch bệnh tiếp tục lây lan.

Tinh thần “Chống dịch như chống giặc”, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, năm 2020, mặc dù dịch bệnh COVID -19 diễn biến phức tạp tại nhiều nước trên thế giới, có nước gần như “vỡ trận” thì Việt Nam đã khống chế thành công dịch bệnh. Qua đó, đã duy trì được tốc độ phát triển kinh tế, với tổng sản phẩm trong nước tăng 2,91% so với năm trước, thuộc nhóm nước có tăng trưởng cao nhất thế giới. Năm nay, Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế là 6,5%, nhưng Ngân hàng thế giới còn lạc quan hơn, dự báo 6,7%.

Với thành công, kinh nghiệm trong khống chế, điều trị dịch bệnh COVID -19 thời gian qua, chúng ta có thể tin tưởng đợt bùng phát dịch bệnh lần này sẽ được dập tắt, đất nước tiếp tục ổn định và phát triển, đảm bảo an sinh xã hội. Niềm tin đó đã được khẳng định.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Niềm tin và mong đợi của cử tri

Tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VIII, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tỉnh, bà Nguyễn Thị Ái Vân thông báo về tình hình khối đại đoàn kết toàn dân và hoạt động tham gia xây dựng chính quyền của MTTQ...

Niềm tin và mong đợi của cử tri
Cơ sở của niềm tin

Thời gian qua, dù có sự thay đổi trong ban lãnh đạo cấp cao, Đảng và Nhà nước ta vẫn kiên quyết, kiên trì, chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cơ sở của niềm tin
Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế

Tuần qua, nhân Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11 và trước thời điểm Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, báo chí đã thông tin nhiều sự kiện tôn vinh các giá trị di sản văn hóa Huế, trong đó có buổi ra mắt cuốn sách “100 năm văn học quốc ngữ xứ Huế (1920 – 2020) – một góc nhìn” (100 năm văn học Huế) tại Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao 23-25 Lê Lợi – ngôi biệt thự đẹp nhất bên sông Hương có từ trước 1945.

Thêm một công trình khẳng định giá trị văn hóa Huế
Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu

Thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TU của Tỉnh ủy, các đơn vị y tế đã xây dựng kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao năng lực đội ngũ, phát triển kỹ thuật cao, chuyển đổi số... đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. “Bức tranh toàn cảnh” ngành y tế dần định hình rõ nét với mục tiêu xứng tầm khu vực.

Khẳng định vị thế trung tâm y tế chuyên sâu
Return to top