ClockThứ Hai, 24/12/2018 08:20

Phải tính nếu muốn tồn tại và phát triển

TTH - Với bất kỳ ngành sản xuất nào, đầu ra đều có vai trò quyết định đến sự thành bại, trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Mới đây, từ tài trợ của doanh nghiệp, 5.000 cây mít giống Thái Lan được phân bổ, trồng thử nghiệm tại vùng đồi A Lưới, Phong Điền, Hương Trà. Được biết, đây là giống cây dễ trồng, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, thị trường rộng, phù hợp với điều kiện sản xuất vùng gò đồi. Cùng với sự phấn khởi của người nông dân thì có lẽ câu chuyện đầu ra cho sản phẩm cũng nên tính đến ngay từ bây giờ.

Với bất kỳ ngành sản xuất nào, đầu ra đều có vai trò quyết định đến sự thành bại, trong đó có sản xuất nông nghiệp.

Đơn cử như chuyện liên quan đến đầu ra cho trái ớt sừng bò cách đây vài tháng. Từ hợp đồng của một doanh nghiệp ở Hà Nội, 20 ha ớt được trồng ở vùng cát Ngũ Điền (Phong Điền). Khi cây ớt đang phát triển, những tưởng đây sẽ là cây trồng mới, triển vọng cho nông dân vùng cát. Thế nhưng, khi ớt chín, đơn vị thu mua không thu mua nữa. May sao, từ nỗ lực giải cứu của chính quyền các cấp, cuối cùng, sản phẩm được một công ty ở TP. Hồ Chí Minh mua hộ. Người nông dân lại thêm một phen hú vía với bài học về đầu ra cho nông sản.

Thỉnh thoảng, qua thông tin báo chí, lại thấy người dân trồng một loại cây mới hay khôi phục một loại cây cũ đang được thị trường ưa chuộng. Như cây đu đủ Đài Loan trên đất bãi bồi ở phường Hương Vân (TX. Hương Trà), được trồng từ năm 2015. Thấy hiệu quả trước mắt, từ10 hộ, đến nay cả xã có 60 hộ trồng đu đủ. Hay ở Nam Đông, thấy chuối tiêu đặc sản được giá, người dân cải tạo vườn, phát triển chuối... Thế nhưng, khi tham vấn ý kiến ngành chức năng về triển vọng, chiều hướng phát triển của hai giống cây trên, nhận định chung là  chưa có đầu ra ổn định.

Về đầu ra cho nông sản, theo Hội Nông dân tỉnh, hiện có 90-95% sản phẩm nông nghiệp được người dân bán cho thương lái. Số hàng hóa ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp rất ít. Đây là nguyên nhân chính khiến giá cả nông sản bấp bênh. Nguyên nhân khác là do dư thừa cục bộ, sản xuất manh mún, sản phẩm chủ yếu ở dạng thô, chất lượng không đồng đều, chưa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ở tỉnh ta, nông nghiệp là ngành nghề chủ yếu của đại đa số người dân. Để phát triển ổn định, tăng giá trị sản phẩm, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân, ngành nông nghiệp cần sự vào cuộc sâu hơn của cơ quan quản lý.

Tại hội thảo kết nối cung cầu sản phẩm nông nghiệp do Hội Nông dân tỉnh tổ chức mới đây, một giải pháp khả thi nhằm tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm nông nghiệp được nêu ra là xây dựng các tổ hợp tác, đẩy mạnh liên kết với các doanh nghiệp. Nhưng lớn hơn là vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước trong định hướng thị trường; quy hoạch, kiểm soát số lượng, chất lượng đầu ra, đầu vào; kết nối cung cầu... Đồng thời, người nông dân cần thay đổi tư duy phát triển nông nghiệp, không nên tự phát, cảm tính, chạy theo phong trào.

Con số trên 90% nông sản trên toàn tỉnh có đầu ra trôi nổi trên thị trường cho thấy, lâu nay, người nông dân chủ yếu đang tự bơi trong chuỗi sản xuất-cung ứng với nhiều rủi ro rình rập. Trong khi xu hướng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0 đòi hỏi những định hướng lớn, phải có sự tham gia của các doanh nghiệp tiềm lực; cần đầu tư vào khâu chế biến sau sản xuất, đóng gói, xây dựng thương hiệu; truy xuất được nguồn gốc... để cạnh tranh, tồn tại, phát triển.

Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống

Trong khuôn khổ chương trình thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống địa phương thuộc đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”, Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (KNĐMST) Thừa Thiên Huế vừa tổ chức cho các doanh nghiệp (DN) phát triển thị trường tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam và Quảng Ngãi.

Phát triển thị trường cho sản phẩm truyền thống
Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển

Với nhiều hoạt động, giải pháp thiết thực, hoạt động đối ngoại của Thừa Thiên Huế góp phần quảng bá, giới thiệu tiềm năng, thế mạnh địa phương, phục vụ đắc lực sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh và nâng cao vị thế, hình ảnh Cố đô Huế trên trường quốc tế.

Đối ngoại có trọng tâm, trọng điểm, thu hút nguồn lực phát triển
Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững

Các dự án (DA) nâng cấp hậu cần nghề cá, chỉnh trị cửa biển đã và đang triển khai góp phần quan trọng vào giảm thiểu bồi lắng, xâm thực cửa biển, đảm bảo giao thông đường thủy, nâng cao hiệu suất khai thác của cảng cá và khu neo đậu, tránh trú bão ở các địa phương.

Nâng cấp hậu cần nghề cá, phát triển ngành thủy sản bền vững
Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam

Dừng bước ở tứ kết trước U23 Iraq với tỷ số sít sao 0-1, U23 Việt Nam phần nào cho thấy những nỗ lực lớn, hoàn thành được mục tiêu tối thiểu trong tình thế khó khăn của bóng đá nước nhà. Các cầu thủ trẻ có tiềm năng phát triển nếu được trọng dụng và tạo điều kiện cọ xát.

Cần chiến lược phát triển bóng đá trẻ Việt Nam
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Return to top