ClockChủ Nhật, 06/10/2019 18:50

Sản phẩm chủ lực

TTH - Ngày 4/10, huyện Nam Đông tổ chức lễ công bố "Nhãn hiệu tập thể" cam Nam Đông, được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận, gồm quả cam tươi; cây cam giống; dịch vụ mua bán.

Sau thanh trà Thủy Biều, chuối già lùn A Lưới, rau má Quảng Thọ, mướp đắng Thủy Dương, gạo thơm Thủy Thanh..., Thừa Thiên Huế đã có thêm đặc sản nông nghiệp danh tiếng, cho thấy tiềm năng của tỉnh về phát triển thương hiệu nông đặc sản có sức cạnh tranh.

Có tiềm năng, sản phẩm nhiều, phong phú nhưng một trăn trở lớn là trên cái nền phong phú, đa dạng ấy, đến nay, nông sản của Huế chưa có mặt hàng nào xuất khẩu, tạo giá trị hàng hóa lớn có tính đột phá. 

Về nguyên nhân nông sản “trắng” xuất khẩu, trong bài viết "Nông sản chưa vượt đường biên" đăng trên Báo Thừa Thiên Huế mới đây, lãnh đạo Chi cục Quản lý Chất lượng nông lâm thủy sản tỉnh cho biết, khó về vùng nguyên liệu, công nghệ chế biến, tư duy sản xuất của người dân và yếu tố thời tiết là trở ngại khiến nông sản Huế không thể vươn tầm.

Tuy nhiên, theo Tiến sĩ, nhà nông học Lê Tiến Dũng, để đánh thức tiềm năng xuất khẩu nông sản Thừa Thiên Huế, trước tiên cần sự đầu tư cho sản phẩm chủ lực. Chỉ chọn một hoặc hai loại để đầu tư sâu như nghiên cứu nguồn gen, công nghệ sản xuất, chế biến, nhân rộng vùng nguyên liệu, đảm bảo có số lượng sản phẩm lớn cung ứng cho thị trường.

Nhìn rộng ra các tỉnh, một số địa phương đã tìm được sản phẩm nông nghiệp chủ lực. Như quả vải Lục Ngạn của Bắc Giang, quả xoài Cát Chu của Đồng Tháp, quả na (mãng cầu) của Lạng Sơn... Để trở thành đặc sản chủ lực, ba loại cây trái này được đầu tư diện tích lớn, áp dụng khoa học kỹ thuật, mở rộng thị trường...

Đến nay, tại huyện Lục Ngạn, đã có trên 15.000 ha trồng vải, rải khắp các xã, mỗi mùa thu hút hàng trăm thương nhân thu mua. Đồng Tháp cũng đã phát triển vùng nguyên liệu xoài lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long với gần 10.000 ha. Sản lượng xoài hàng năm đạt 100.000 tấn, tập trung chủ yếu ở huyện Cao Lãnh. Bình quân mỗi tháng, có từ 100 - 200 tấn xoài xuất khẩu đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, New Zealand. Hay quả na của tỉnh Lạng Sơn cũng được tập trung phát triển tại huyện Chi Lăng với điện tích hiện có lên đến 1.600 ha, mỗi năm thu về hơn 600 tỷ đồng.

Trở lại đặc sản trong tỉnh. Cũng như quả na Chi Lăng, quả thanh trà Thủy Biều được công nhận là một trong 50 loại trái cây đặc sản của Việt Nam. Tiếng đã có, điều kiện phát triển cũng có, nhưng đến nay, qui mô trồng thanh trà vẫn nhỏ lẻ, chưa đến 300 ha, trong đó ở Thủy Biều (TP.Huế) khoảng trên dưới 200ha và tại  xã Hương Vân (TX.Hương Trà) khoảng 120 ha. Tương tự, diện tích chuối già lùn - cây đặc sản của huyện A Lưới vừa được đưa vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị Big C- cũng chỉ mới có khoảng 116 ha. Trong khi cam Nam Đông hiện cả huyện mới có 130 ha.

Được biết, ở Lạng Sơn, cây na được trồng trên những vùng núi đá vôi cheo leo, hiểm trở. Để thu hoạch, đưa sản phẩm về chân núi, phải đầu tư ròng rọc để vận chuyển. Có lẽ, để có 1.600 ha na cho doanh thu 600 tỷ mỗi năm, hành trình xây dựng sản phẩm chủ lực ở đây cũng không ít khó khăn, thách thức.

Nhưng nói như TS.Lê Tiến Dũng, dù rất khó nhưng mấu chốt để đánh thức tiềm năng xuất khẩu nông sản của Huế là cần xác định và đầu tư cho sản phẩm chủ lực để tập trung nguồn lực, quy hoạch diện tích, tập trung vốn, kỹ thuật, chiến lược thị trường...

Đây là bài toán khó đặt ra cho ngành nông nghiệp và lãnh đạo địa phương để những đặc sản danh tiếng như thanh trà Thủy Biều, chuối già lùn A Lưới, cam Nam Đông... có thể lớn mạnh về diện tích, sản lượng, doanh thu...như quả na, quả xoài...

Kim Oanh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo

Du lịch cộng đồng được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích trong việc phát triển kinh tế bền vững cho cư dân bản địa. Với nhiều tiềm năng, Thừa Thiên Huế cùng các địa phương có thể đẩy mạnh loại hình du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam.

Đưa du lịch cộng đồng trở thành sản phẩm chủ đạo
Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC

Tinh dầu tràm Huế - Tiền Phong, một sản phẩm mới chất lượng của Công ty TNHH NN MTV Lâm nghiệp Tiền Phong (Công ty Tiền Phong) vừa mới sản xuất thành công từ dự án khoa học công nghệ được UBND tỉnh giao cho đơn vị. Loại tinh dầu này được đánh giá không chỉ mang lại lợi ích cho sức khỏe, mà còn tôn vinh giá trị văn hóa và thiên nhiên của vùng đất Cố đô.

Sản phẩm tinh dầu tràm mới đạt tiêu chuẩn FSC
Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới

Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 03 của Thành ủy về phát triển du lịch, dịch vụ (DLDV), trọng tâm là phát triển, hoàn thiện dịch vụ, du lịch về đêm, ẩm thực Huế (viết tắt là Nghị quyết 03), nhiều sản phẩm du lịch mới trên địa bàn thành phố hình thành, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng lên đáp ứng nhu cầu của người dân và du khách.

Hình thành nhiều sản phẩm du lịch mới
Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest

Ngày 12/9, tại Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức khai mạc triển lãm, giới thiệu thiết bị công nghệ, sản phẩm KHCN và đổi mới sáng tạo (ĐMST), sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo (KNST), sản phẩm chủ lực của vùng Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung.

Hơn 300 sản phẩm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo triển lãm tại ngày hội Techfest
"Chắp cánh" cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

Sau 2 ngày diễn ra Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông sản, làng nghề do Hội Nông dân, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức tại công viên trung tâm thị xã, các sản phẩm đạt tiêu chuẩn VietGAP, OCOP của địa phương có thêm cơ hội để vươn xa...

Chắp cánh cho sản phẩm nông sản, làng nghề vươn xa

TIN MỚI

Return to top