ClockThứ Tư, 18/09/2024 19:30

Thời tiết đêm 18/9: Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới đang cách thành phố Đà Nẵng hơn 400 km.

Áp thấp nhiệt đới khả năng mạnh thành bão trên vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng NamỨng phó vùng áp thấp gây mưa lớnÁp thấp nhiệt đới suy yếu thành áp thấp trên khu vực Cao Bằng, Lạng Sơn

Đường đi của vùng áp thấp lúc 16h ngày 18/9/2024. Ảnh: TTXVN phát 

Chiều 18/9, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng đã ban hành văn bản khẩn về việc cho học sinh nghỉ học do áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gây mưa lớn.

Hồi 16 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,8 độ Vĩ Bắc; 112,2 độ Kinh Đông, trên khu vực Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 430 km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50 - 61 km/giờ), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15 km/giờ. Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. 

Đến 16 giờ ngày 19/9, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 20 km/giờ, mạnh lên thành bão; vị trí tâm bão trên vùng biển ven bờ từ Quảng Trị đến Quảng Nam; sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 8, giật cấp 10; độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 16 giờ ngày 20/9, bão di chuyển hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 15 - 20 km/h, đi vào đất liền và suy yếu dần thành một vùng áp thấp trên khu vực Thái Lan.

Dự báo, vùng biển phía Tây khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm khu vực Hoàng Sa), vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Ngãi (bao gồm cả huyện đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm, Cồn Cỏ, Hòn Ngư) có gió mạnh cấp 6-7, sóng biển cao 2-4m, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10 (89 - 102 km/giờ), sóng biển cao 3-5m, biển động mạnh. Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn. Ven biển các tỉnh từ Quảng Bình tới Quảng Nam cần đề phòng nước dâng do bão cao từ 0,3 - 0,5m, kết hợp với triều cường và sóng lớn gây sạt lở đê, kè biển, ngập úng tại khu vực trũng, thấp.

Trên đất liền, từ gần sáng và ngày 19/9, vùng đất liền ven biển từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có gió mạnh dần lên cấp 6-7, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8 (62 - 74 km/giờ), giật cấp 10 (89 - 102 km/giờ); sâu trong đất liền có gió giật cấp 6-7.

Từ chiều tối 18/9 đến ngày 20/9, khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến từ 100 - 300mm, cục bộ có nơi trên 500mm. Từ chiều tối 18/9 đến ngày 19/9, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến từ 30-60mm, có nơi trên 100mm, thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm. Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.

Dự báo thời tiết đêm 18 ngày 19/9, phía Tây Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, ngày nắng; gió nhẹ; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C, có nơi dưới 22 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Phía Đông Bắc Bộ có mây, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi, riêng khu vực đồng bằng có mưa rào và dông rải rác; ngày nắng gián đoạn; gió nhẹ; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 31-34 độ C, có nơi trên 34 độ C.

Thủ đô Hà Nội có mây, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng gián đoạn. Gió Bắc cấp 2-3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 25-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất 32-34 độ C.

Các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to, riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế có mưa to đến rất to và dông; gió Bắc đến Tây Bắc cấp 3-4; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 27-30 độ C.

Các tỉnh, thành phố từ Đà Nẵng đến Bình Thuận nhiều mây, phía Bắc (Đà Nẵng đến Quảng Ngãi) có mưa to đến rất to và rải rác có dông; phía Nam chiều tối và tối có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to. Gió Tây đến Tây Nam cấp 3-4; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 24-27 độ C. Nhiệt độ cao nhất, phía Bắc 28-31 độ C, phía Nam 30-33 độ C, có nơi trên 33 độ C.

Khu vực Tây Nguyên nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Tây Nam cấp 3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 20-23 độ C. Nhiệt độ cao nhất 25-28 độ C, có nơi trên 28 độ C.

Khu vực Nam Bộ nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa rất to. Gió Tây Nam cấp 3; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất 23-26 độ C. Nhiệt độ cao nhất 28-31 độ C, có nơi trên 31 độ C.

Theo baotintuc.vn
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nồi ngô bung ngày bão

Với thế hệ 7X, 8X sinh ra và lớn lên ở làng quê, cơm độn ngô khoai hẳn đã là một phần ký ức khó mờ phai trong tâm thức. Ở vùng “rốn lũ” miền Trung quê tôi, các món chế biến từ ngô rất đa dạng và phổ biến trong thế kỷ trước. Một trong những món quê bình dị mà gây thương nhớ phải kể đến món ngô bung, có chỗ lại gọi là ngô nâm, ngô hầm. Món ăn ấy một thuở được coi là món cứu đói nổi tiếng của nhà nghèo. Ngày ấy, bố mẹ tôi đông con nên quanh năm là cơm độn sắn, khoai, ngô lẫn lộn, có khi mở nắp nồi ra đã thấy nghẹn ứ ở cổ vì ngán. Nhưng thật lạ, chỉ có món ngô bung mỗi lần ăn là một lần tôi cảm thấy thích thú. Có thể nói nó đã trở thành mỹ vị của tuổi thơ, thực sự ngon trong những ngày gió bão mênh mông và trong tiết trời đông tê tái sắt lòng.

Nồi ngô bung ngày bão
Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ

Bão số 4 và các đợt mưa lớn đã đi qua nhưng người dân không nên chủ quan trong các hoạt động sản xuất, đi lại, nhất là đánh bắt thủy, hải sản trên biển, trên sông và đầm phá.

Đừng chủ quan trước và sau bão, lũ
Quy luật của bão

Trong những ngày bão số 3 (Yagi) hoành hành trên đất Bắc, tôi lại nhớ tới cơn bão số 8 (Celcil) cách đây 39 năm ở Thừa Thiên Huế. Bão số 3 xảy ra ở một nơi xa, chỉ có thể cảm nhận được qua tiết trời xứ Huế vần vũ và nhiều nhất với tôi là những thông tin và hình ảnh từ mạng xã hội. Nó dữ dằn, khốc liệt và đầy tang thương. Bão số 8 đổ bộ vào Thừa Thiên Huế khi đó còn một bộ phận của tỉnh Bình Trị Thiên. Buổi tối hôm ấy, mẹ con tôi ở quê, cảm nhận được nó từ một góc nhà tối om, nghe tiếng gió rít gào và mái nhà tôn cấp 4 của mình cứ “bưng lên hạ xuống”. Mẹ tôi niệm Phật, van vái ông bà đừng làm sập nhà “mẹ quá con côi” mà thảm lắm.

Quy luật của bão
Return to top