ClockThứ Ba, 27/06/2023 16:33

Tiếp tục nghiên cứu thêm nội dung một số dự án luật

TTH.VN - Tại hội nghị Tiếp xúc cử tri của Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh chiều 27/6, cử tri đã có những kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai; Luật Đầu tư công; quyền lợi bảo hiểm y tế cho những thanh niên chuẩn bị nhập ngũ.

Cử tri kiến nghị nâng cấp, sửa chữa các tuyến đường giao thôngCần giải quyết những kiến nghị chính đáng của cử triCử tri kiến nghị khắc phục tình trạng quan liêu trong cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Tiếp xúc trước Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VIII: Cử tri quan tâm mô hình thành phố Huế trực thuộc Trung ương

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị còn có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh; lãnh đạo các sở, ngành liên quan. Hội nghị kết nối trực tuyến đến các điểm cầu huyện, thị, thành phố.

leftcenterrightdel
UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu chủ trì hội nghị 

Quốc hội thông qua nhiều dự án luật

Thông tin tại hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thị Sửu cho biết, Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV là kỳ họp quan trọng về công tác lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Kỳ họp đã diễn ra trong 2 đợt, đợt 1 từ ngày 22/5-10/6/2023; đợt 2 từ ngày 19/6-24/6/2023.

Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thông qua 8 luật; cho ý kiến lần đầu đối với 8 dự án luật khác; thông qua một số nghị quyết quan trọng và đã tiến hành giám sát tối cao “Việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng”.

Trong 2,5 ngày chất vấn đối với các thành viên Chính phủ về 4 nhóm lĩnh vực: Lao động - Thương binh và Xã hội, Dân tộc, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, các vấn đề được chất vấn nhận được sự đồng tình của ĐBQH, cử tri và dư luận xã hội đánh giá cao.

Lần đầu tiên Quốc hội tiến hành thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 và báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV...

Quốc hội cũng dành nhiều thời gian thảo luận các báo cáo, tờ trình của Chính phủ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023. Quốc hội đánh giá cao sự chỉ đạo và thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các cấp, các ngành, các địa phương, biểu dương tinh thần nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, các tầng lớp Nhân dân đã tích cực hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2022 với mức tăng trưởng GDP cao (8,02%), chỉ số lạm phát CPI thấp (3,15%).

leftcenterrightdel
 Việc Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2023 sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp phục hồi

“Quốc hội đã kịp thời có nhiều quyết sách rất quan trọng để thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, điển hình như, tiếp tục thực hiện giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng đến hết năm 2023 để kích cầu, thúc đẩy thị trường nội địa; cho phép tiếp tục phân bổ hơn 100.000 tỷ đồng còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 – 2025, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và Chương trình mục tiêu quốc gia cho các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương”, bà Sửu nhấn mạnh.

11 ý kiến nghị của cử tri được gửi đến Chính phủ, bộ, ngành

Liên quan đến hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh tại kỳ họp, thông tin tại hội nghị cho thấy, trong kỳ họp này, đã có 27 lượt đại biểu phát biểu tại 10 phiên thảo luận tổ đối với các dự án Luật quan trọng như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất ảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Nhà ở (sửa đổi), Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), Luật Đấu thầu (sửa đổi), Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự, Luật Căn cước công dân (sửa đổi), Luật Viễn thông (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi); 5 lượt đại biểu đăng ký phát biểu tại các phiên thảo luận hội trường đối với dự án Luật Giá (sửa đổi), Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi), Luật Đất đai (sửa đổi), Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh; 3 lượt đại biểu đăng ký nêu câu hỏi chất vấn Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Trước đó, trong quá trình chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Đoàn ĐBQH tỉnh cũng đã tổ chức tiếp xúc cử tri tại 6 huyện, thị xã, thành phố Huế, tổ chức tiếp xúc cử tri chuyên đề với công nhân, người lao động trên địa bàn tỉnh. Qua đó, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp 11 ý kiến, kiến nghị cử tri, cụ thể gửi đến Chính phủ 3 ý kiến; Bộ Kế hoạch và Đầu tư 3 ý kiến; Bộ Tài nguyên và Môi trường 1 ý kiến; Bộ Xây dựng 2 ý kiến; Bộ Công an 1 ý kiến.

Cử tri các địa phương phấn khởi, vui mừng trước những thành quả về kinh tế – xã hội của đất nước; đồng thời nêu thêm một số kiến nghị gửi gắm đến các vị ĐBQH. Các kiến nghị xoay quanh đến vấn đề đầu tư công; đất đai; quyền lợi bảo hiểm y tế.

Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu đã tiếp thu ý kiến của cử tri, đồng thời làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến các dự án luật mà Quốc hội đã thảo luận, thông qua.

Ông Lê Trường Lưu đề nghị lãnh đạo các sở, ngành, địa phương nghiên cứu thêm nội dung một số dự án luật, đặc biệt là Luật Bảo vệ an ninh cơ sở; Luật Đất đai; Luật Căn cước công dân (sửa đổi).                                                                 

LÊ THỌ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân, Huế đã trở thành thành phố trực thuộc Trung ương sau hành trình gần 30 năm; trong đó 5 năm quyết liệt triển khai Nghị quyết (NQ) số 54 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Hành trình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương
Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời

Cách đây 80 năm, tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc hai xã Tam Kim và Hoa Thám, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), thực hiện Chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Dưới tán rừng thiêng, nơi Quân đội ta ra đời
Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP. Huế

Sáng 21/12, UBND TP. Huế tổ chức lễ dâng hoa, dâng hương viếng các anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).

Dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ TP Huế
80 năm trước quân đội ta ra đời

Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, đúng 17 giờ chiều ngày 22/12/1944, tại núi Slam Cao, trong khu rừng Trần Hưng Đạo, nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đồng chí Võ Nguyên Giáp được Đảng và lãnh tụ Hồ Chí Minh ủy nhiệm tổ chức lãnh đạo và chỉ huy, đã tuyên bố thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân, đồng thời vạch rõ nhiệm vụ của Đội đối với Tổ quốc.

80 năm trước quân đội ta ra đời

TIN MỚI

Return to top