ClockThứ Năm, 15/12/2022 13:50

TP. Huế cần quan tâm vấn đề thiếu biên chế giáo viên

TTH.VN - Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Nguyễn Thị Sửu đề nghị như trên tại cuộc giám sát “Việc thực hiện Nghị quyết số 88 và Nghị quyết số 51 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông” (SGK GDPT) ở TP. Huế sáng 15/12.

Hỗ trợ giáo viên tăng thu nhập để ổn định công tácGiám sát về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thôngTăng giá sách giáo khoa, học sinh nghèo, vùng khó sẽ ra sao?Sách giáo khoa mới vẫn còn hạn chế“Nóng” chuyện sách giáo khoa đầu năm học mớiNhộn nhịp chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới600 giáo viên được bồi dưỡng dạy học bộ sách Cánh diềuTránh lãng phí sách giáo khoa

Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng đoàn Giám sát Nguyễn Thị Sửu phát biểu tại buổi làm việc với UBND TP. Huế 

Theo báo cáo của UBND TP. Huế, thực hiện các nghị quyết của Quốc hội, thành  phố  đã  triển  khai  đầy  đủ  và  thực  hiện  nghiêm  túc  và các văn bản quy phạm pháp luật của các cấp về việc thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT.

Việc đổi mới chương trình, SGK GDPT đã nhận được sự quan tâm của  tất cả các cấp, các ngành; về cơ bản đã tạo được những bước chuyển biến tương  đối rõ nét.

Cơ sở vật chất cho giáo dục ngày càng được quan tâm đầu tư; môi trường học tập, điều kiện học tập của học sinh được cải thiện; trình độ giáo viên và chất lượng giáo dục được nâng cao. Từ đó đã tạo được niềm tin của nhân dân đối với ngành giáo dục và cả hệ thống chính trị. Tuy nhiên, hiện ngành giáo dục toàn thành phố thiếu 219 chỉ tiêu biên chế.

Tại buổi làm việc, đoàn giám sát tập trung làm rõ các nội dung: số lượng cơ sở vật chất còn thiếu so với quy định, giải pháp; công tác giảng dạy môn tích hợp, đào tạo lại, bồi dưỡng đối với giáo viên dạy môn tích hợp, giải pháp và dịnh hướng lâu dài; việc lựa chọn SGK và cung cấp SGK trên địa bàn thành phố…

Phát biểu tại buổi làm việc, Trưởng đoàn giám sát Nguyễn Thị Sửu cho rằng, là trung tâm của tỉnh với số lượng trường học rất lớn nhưng cơ sở hạ tầng đồng bộ, giáo dục và đào tạo của TP. Huế phát triển cả quy mô lẫn chất lượng; cơ sở vật chất được đầu tư ngày càng khang trang, hiện đại; chất lượng đào tạo được duy trì một cách bề vững. Việc đổi mới chương trình SGK luôn nhận được sự quan tâm cao của phụ huynh và học sinh.

Trưởng đoàn Giám sát đề nghị TP. Huế, các ngành chức năng tiếp tục tuyên truyền thành tựu chủ trương đổi mới giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước để người dân hiểu và đồng thuận; đồng thời, quan tâm có giải pháp cho vấn đề giải quyết nguồn lực cho sửa chữa, xây dựng cơ sở vật chất; vấn đề thiếu biên chế giáo viên; thực hiện duy tu, bảo dưỡng các công trình trường học, cơ sở giáo dục, nhất là quan tâm vấn đề thiết bị nhà vệ sinh các trường học…

Tin, ảnh: THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non

Ngày 19/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Thúc đẩy giáo dục quyền con người trong các cơ sở mầm non
Học bằng... trải nghiệm

Nhiều năm nay, Trường mầm non Vĩnh Ninh là một điểm sáng giáo dục của thành phố Huế, với các hoạt động trải nghiệm được nhà trường đặc biệt coi trọng.

Học bằng  trải nghiệm

TIN MỚI

Return to top