ClockThứ Hai, 21/11/2022 06:31

Trọng trách trên vai người thầy

Cả nước vừa trải qua nhiều hoạt động tri ân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Qua đó, truyền thống tôn sư trọng đạo lại có dịp được khơi gợi, nhắc nhớ. Nhiều tấm gương tiêu biểu cống hiến cho sự nghiệp trồng người được ghi nhận, tuyên dương, khen thưởng.

Ngày tri ân các nhà giáo đã để lại những câu chuyện đẹp và cảm động, về sự hy sinh thầm lặng của các thầy, cô giáo đã miệt mài cõng con chữ đến những nơi xa xôi của Tổ quốc. Như sự chịu khó, thân thương của những thầy giáo ở vùng cao Lũng Cú (Hà Giang) ngày ngày vượt quãng đường gian nan đến từng nhà vận động các em học sinh đến trường. Có cả giọt nước mắt tri ân của những học trò nghèo đã được các thầy cô giáo cưu mang, che chở, dìu dắt.

Kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, lãnh đạo tỉnh đã đến thăm, chúc mừng, cảm ơn những thầy giáo đặc biệt ở các trung tâm nuôi dạy trẻ em mồ côi, tàn tật của tỉnh - nơi nhiệm vụ dạy dỗ đã được thực thi bằng tấm lòng, trái tim của những người mẹ.

Thật lắng đọng, khi 50 phần quà ân tình đã được trân trọng trao tặng đến tận tay 50 nhà giáo có hoàn cảnh khó khăn, phần nào hỗ trợ, động viên, chia sẻ để các thầy, cô giáo vững bước vượt qua khó khăn riêng của mình, tiếp tục sự nghiệp trồng người.

Trong thư gửi những người làm công tác giáo dục cả nước nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận: “Nhiệm vụ của giáo dục rất quan trọng và vẻ vang, vì nếu không có thầy giáo thì không có giáo dục. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không thể nói gì đến kinh tế, văn hóa”.

Trọng trách lớn ấy cũng đặt ra những đòi hỏi cao về năng lực, phẩm chất và nhân cách. Đòi hỏi các nhà giáo luôn đủ sức khỏe, đủ nhiệt huyết, đủ tri thức, phương pháp và đủ niềm tin để tiếp tục yêu nghề, tận tâm cống hiến.

Trước sứ mệnh trồng người, nghề giáo đã đặt trọng trách lớn trên vai người thầy, với không ít gian nan, áp lực. Con số hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc trong năm 2022 phần nào cho thấy điều đó.

Trong bài viết đăng trên Báo Đại Đoàn Kết nhân kỷ niệm 40 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, giáo dục đào tạo đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ lớn, trọng trách nặng nề trong bối cảnh toàn xã hội trong giai đoạn chuyển đổi. Có những thách thức, éo le đối với đội ngũ giáo viên trong quá trình chuyển đổi của xã hội.

Hơn bao giờ hết, nhà giáo cần phải bám vững chắc vào chỗ dựa quan trọng của nghề nghiệp, đó là sứ mệnh kiến tạo các giá trị cao đẹp cho con người. Lấy chỗ dựa đó làm sự động viên tinh thần. Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, chỗ dựa đó là  truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

Sự nghiệp trồng người không chỉ đòi hỏi mỗi nhà giáo, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, trong bất kỳ thách thức nào cũng cố gắng vượt qua để giữ trọn đạo đức nghề giáo. Trọng trách cũng đòi hỏi xã hội phải luôn thực hành truyền thống “tôn sư”.

Sự tôn sư ấy không chỉ là những đóa hoa, những lời chúc mừng hay tri ân trong những ngày lễ. Sự tôn kính nghề giáo cần được xây đắp, vun bồi mỗi ngày bằng sự quan tâm nhiều hơn, quan tâm một cách thiết thực hơn, sự chia sẻ một cách cụ thể hơn của xã hội đối với mỗi nhà giáo, mỗi trường học.

Như đề nghị của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc: Các nhà trường cần quan tâm xây dựng môi trường văn hóa, sáng tạo, chú trọng cả “dạy chữ” và “dạy người”, phát huy dân chủ để đội ngũ nhà giáo có điều kiện phát triển tài năng và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục. Các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội cần chung tay cùng ngành giáo dục tháo gỡ khó khăn, khắc phục nhược điểm, chung sức, đồng lòng, nâng tầm ngành giáo dục Việt Nam, cùng cả nước thực hiện khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

NHẬT NGUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò chủ động của người thầy

Năm học 2022 - 2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đối với cấp trung học phổ thông (THPT). Sau một năm thực hiện, thầy cô giáo và các em học sinh dần thích nghi với việc tổ chức dạy và học.

Vai trò chủ động của người thầy
Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang

Xuất phát từ tấm lòng đồng cảm, yêu thương, hơn 20 năm đứng trên bục giảng, thầy giáo Hoàng Kim Sơn miệt mài đem yêu thương đến cho biết bao cảnh đời cơ cực. Bước chân thầy Sơn đã đến nhiều làng, nhiều bản để giúp đỡ, sẻ chia… đã trở nên gần gũi, xúc động đối với học sinh và bà con nghèo.

Tấm lòng người thầy bên chân sóng Tam Giang
Sách là người thầy

Đối với học sinh trên địa bàn Phú Vang, sách là người thầy để các em trau dồi kiến thức, kỹ năng, vững bước trên con đường học tập.

Sách là người thầy
Đổi mới bắt đầu từ người thầy

Thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở Thừa Thiên Huế cho thấy, đổi mới phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Đổi mới bắt đầu từ người thầy
Vai trò người thầy được nâng cao

Tôi vẫn còn nhớ trong dịch COVID-19, giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để sử dụng các công cụ dạy trực tuyến.

Vai trò người thầy được nâng cao
Return to top